Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89488301 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tập trung giải quyết các điểm nóng

    Ngày gửi bài: 25/04/2008
    Số lượt đọc: 2519

    TT - Tại buổi họp báo định kỳ tháng 3-2008 của Bộ GD-ĐT tổ chức ở Hà Nội hôm 12-3 do Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân chủ trì, Bộ GD-ĐT đã dành phần lớn thời gian để nói về vấn đề học sinh bỏ học và những giải pháp để khắc phục tình trạng này.

    Tập trung giải quyết các "điểm nóng"

    Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, số học sinh bỏ học trong sáu năm trở lại đây đã giảm dần. Năm 2002-2003 có hơn 382.000 học sinh THCS và hơn 175.000 học sinh THPT bỏ học. Nhưng tính đến hết học kỳ I năm học 2007-2008, có hơn 59.000 học sinh THCS và 47.110 học sinh THPT bỏ học. Tổng số học sinh bỏ học trên cả nước tính đến thời điểm hết học kỳ I năm nay là gần 119.000 học sinh, từ tiểu học đến THPT. Từ con số này, lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định: số học sinh bỏ học không tăng đột biến. Nhìn từ cả một quá trình, tình hình học sinh bỏ học "khả quan hơn"!

    Năm nhóm nguyên nhân

    Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hải Châu - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - cho rằng học sinh bỏ học do năm nhóm nguyên nhân:

    1. Điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình không quan tâm đến con cái;

    2. Học sinh trong độ tuổi lao động phải vừa học vừa làm, một số học sinh bỏ học do học lực yếu kém;

    3. Một bộ phận học sinh có hiện tượng di chuyển nơi cư trú, đi làm ăn xa nhà; 4. Trường học một số vùng quá khó khăn chưa đủ điều kiện nâng cao chất lượng dạy học, không hấp dẫn học sinh đến trường; 5. Chính quyền nhiều nơi chưa quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và có giải pháp phối hợp ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học.

    Một nguyên nhân khác đáng quan tâm khiến học sinh tiểu học bỏ học, theo ông Lê Tiến Thành - phó vụ trưởng Vụ Tiểu học, là những vùng khó khăn không có điều kiện đưa trẻ 5 tuổi đến trường mầm non, nhiều học sinh dân tộc thiểu số chưa thông thạo tiếng phổ thông nên khó đảm bảo chất lượng ở bậc tiểu học. Ở những "điểm nóng" học sinh bỏ học hàng loạt thời gian gần đây, nguyên nhân chủ yếu là do học sinh học yếu kém. Trong đó một số do không theo kịp chương trình nên chán nản tự bỏ, một số do không đạt yêu cầu lên lớp phải lưu ban, thi lại thì bỏ.

    Tại Trung Sơn, huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ), các thầy cô giáo bám trụ ở các điểm trường cho biết: "Chỉ cần cho học sinh điểm kém là ngay hôm sau học sinh đã nghỉ học, chưa kể đến việc cho lưu ban".

    Tại Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), ban giám hiệu nhà trường lúng túng khi một loạt học sinh bỏ học, còn cha mẹ học sinh thì mặc cả: không bắt con cái họ lưu ban thì mới cho đi học tiếp! Tại Sơn Tây (Quảng Ngãi), ngay sau năm học có 0% học sinh tốt nghiệp THPT, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng vấp phải khó khăn khi 50% học sinh bỏ học chỉ trong học kỳ I.

    Mặc dù tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm (theo Bộ GD&ĐT), nhưng con số gần 119.000 học sinh bỏ học thì không thể nói là nhỏ để có thể điềm tĩnh chấp nhận. Tại một số địa phương, tỉ lệ học sinh bỏ học còn ở mức cao, như Trà Vinh (9,81%), Tuyên Quang (5,51%), Cà Mau (4,47%)...

    "Dạy học linh hoạt"

    Trước những bức xúc về vấn đề học sinh bỏ học, từ đầu năm học này, Bộ GD&ĐT cho biết đã có chỉ đạo "dạy học linh hoạt" đối với học sinh tất cả các bậc học ở vùng khó khăn. Nhưng tính chủ động của các địa phương và trình độ giáo viên nhiều nơi khiến giải pháp trên chưa thực hiện hiệu quả.

    Theo ông Lê Tiến Thành, việc biên soạn tài liệu dạy học phù hợp với học sinh khó khăn là giải pháp trước mắt. Theo đó, hai môn toán, tiếng Việt, nội dung dạy học sẽ được tinh giản, thiết thực, cơ bản để học sinh có thể học được. Bên cạnh đó tổ chức thêm nhiều điểm trường để học sinh vùng sâu, vùng xa không phải đi lại khó khăn, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi. Ở bậc trung học, trao đổi với phóng viên bên lề cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: "Trước mắt sẽ chỉ đạo sát sao hơn việc dạy học linh hoạt về thời lượng". Vấn đề được đặt ra về "cần có chương trình riêng, cách đánh giá riêng cho các vùng đặc thù” đã không được lãnh đạo bộ và các vụ chuyên môn đề cập.

    Ông Hiển cũng cho biết sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ cho rà soát, đánh giá chương trình - sách giáo khoa các bậc học, đánh giá cả về nội dung và hình thức, khả năng tiếp nhận của học sinh. Đặc biệt là xác định lượng kiến thức tương ứng với các lứa tuổi học sinh xem có quá tải như dư luận đề cập không. Việc này cũng nhắm đến mục đích đánh giá khả năng tiếp thu của các đối tượng học sinh khác nhau, nhất là học sinh vùng khó khăn. Việc đánh giá chương trình - sách giáo khoa sẽ được tiến hành ngay trong tháng tư này.

    Thời gian tới, Bộ GD&ĐT chỉ đạo tập trung vào sáu tỉnh có tỉ lệ học sinh tiểu học bỏ học nhiều nhất và 19 tỉnh có tỉ lệ học sinh trung học bỏ học nhiều nhất để phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội khác tìm mọi cách huy động các em trở lại trường.

    Đặc biệt, 19 tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học cao cần thực hiện chương trình theo hướng mở, phù hợp hơn với hoàn cảnh địa phương, không tạo áp lực học tập căng thẳng cho học sinh như: chỉ qui định số tiết dạy cho từng chương, phần để giáo viên chủ động dạy cho phù hợp; các tiết học cũng sẽ không qui định nội dung bắt buộc. Đối với học sinh yếu kém, các trường tăng cường bồi dưỡng bằng nhiều hình thức để khắc phục tình trạng học sinh "ngồi nhầm lớp".

    Về lâu dài, một vấn đề có thể khắc phục hữu hiệu việc học sinh bỏ học giữa chừng ở bậc THPT và THCS là phân luồng học sinh phổ thông, mở ra cơ hội để học sinh sau THCS, THPT có thể vào các trường nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, có việc làm ổn định. Nếu việc này được làm tốt sẽ cải thiện cơ bản suy nghĩ của người dân và học sinh trong việc nỗ lực hoàn thành chương trình THCS, THPT. Tuy nhiên, giải pháp này không chỉ lệ thuộc vào ngành giáo dục và lâu nay vẫn được xem là "điểm yếu" khó giải quyết.

    TRỊNH VĨNH HÀ

    School@net (Theo http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=24727)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.