Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89484297 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Lo ngại về tình trạng học sinh bỏ học!

    Ngày gửi bài: 09/04/2008
    Số lượt đọc: 2462

    Kết thúc học kỳ 1 năm học năm 2007 – 2008, mặc dù chưa có thống kê chính thức của bộ giáo dục - đào tạo, nhưng số học sinh bỏ học do các tỉnh báo cáo ước tính đã vượt qua con số 100 ngàn

    Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là những địa phương có lượng học sinh bỏ học đáng báo động nhất. An Giang có hơn 21.000 em đã không trở lại lớp và nghỉ học trong học kỳ vừa qua. Con số đó lần lượt ở Kiên Giang là 15.000, Bình Thuận 11.200, Nghệ An, Cà Mau: 11.000, Trà Vinh: 10.000, Quảng Nam: 8.000, Gia Lai: 6.100 em, Thanh Hoá: 4.000, Đồng Nai: 3.500 và Bình Phước hơn 1.400...

    Báo cáo của các sở giáo dục - đào tạo cho thấy, dự báo ngay từ đầu năm học này số lượng học sinh trở lại lớp ở cả ba bậc học phổ thông đều giảm so với năm học 2006–2007, nhưng ngành không lường được lại giảm nhiều đến như vậy. Phần lớn số học sinh này đều tập trung ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi khó khăn. Ông Hồ Việt Hiệp, giám đốc sở giáo dục - đào tạo An Giang nói: “UBND tỉnh đã có chỉ thị nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng bỏ học. Ngành giáo dục cũng đã có nhiều biện pháp đến tận nhà học sinh để vận động nhưng hiệu quả không đáng là bao”. Đó là chưa kể số học sinh không trở lại lớp học sau đợt nghỉ tết nguyên đán theo “thông lệ” hàng năm mà các sở chưa thống kê được.

    Tại các hội nghị giao ban cuộc vận động “hai không” vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2.2008 vừa qua trên cả nước, nhiều lãnh đạo ngành giáo dục các địa phương đã nêu ra nguyên nhân khiến học sinh bỏ học tăng cao, ngoài những nguyên nhân khách quan như nghèo khó, dịch chuyển lao động..., nguyên nhân chủ yếu là do kết quả của cuộc vận động này.

    Việc thực hiện nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chống ngồi nhầm lớp, học thật thi thật đã tác động trực tiếp đến kết quả học tập và tâm lý của phụ huynh và học sinh. Cụ thể như ở An Giang, đến hết năm học 2006–2007, toàn tỉnh có 10.000 học sinh tiểu học bị lưu ban, tăng đến 438% so với năm học trước. Ở hai cấp học THCS và THPT, tỉnh có đến 4.700 học sinh phải đi học lại vì không đủ chuẩn lên lớp, trong đó cấp học THCS học sinh lưu ban tăng 217% và THPT tăng 66%. Theo sở giáo dục – đào tạo tỉnh Sóc Trăng, đến cuối học kỳ 1 năm học 2007–2008, toàn tỉnh giảm đến 1.600 em học sinh THCS và con số này ở bậc THPT là hơn 1.000 em. Tại tỉnh Bến Tre, mặc dù ngành giáo dục rất nỗ lực vận động học sinh trở lại lớp nhưng cũng có gần 1.300 học sinh bỏ học.

    Từ năm học trước, phó thủ tướng, bộ trưởng giáo dục - đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã từng cho biết là tình trạng trên (học sinh bỏ học sau khi thực hiện “hai không”) cũng không nằm ngoài dự kiến. Bộ trưởng thừa nhận, học sinh nếu không học hệ chính quy được, thì phải động viên để sang học hệ bổ túc. Còn nếu các em học đến hết lớp 9 rồi, lên trên học không nổi, thì động viên các em đi học nghề, đi làm.

    Tuy nhiên, chưa ai thống kê được có bao nhiêu phần trăm trong số những em đã bỏ học có đủ điều kiện đi học nhưng không muốn quay lại trường vì “ngồi nhầm chỗ”. Và trong số vài chục ngàn em học hết THCS, có bao nhiêu em sẽ được đặt chân vào trường nghề? Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Minh Thuyết phó chủ nhiệm uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của quốc hội đã phát biểu với báo chí tại diễn đàn của quốc hội hồi tháng 11.2007: “Những giải pháp mà bộ giáo dục - đào tạo đưa ra là đúng, nhưng phải nhìn nhận là chúng ta chưa có giải pháp kịp thời cho nên mới xảy ra hiện tượng hàng loạt học sinh bỏ học”.

    Chắc chắn chính phủ, ngành giáo dục và chính quyền các địa phương rồi sẽ có biện pháp để tháo gỡ tình hình, nhưng trong điều kiện như vậy, mục tiêu phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010 mà quốc hội đã thông qua liệu có thể hoàn thành? Trong khi hàng năm nhà nước đang bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng đầu tư cho công tác phổ cập, nói như ông Hồ Việt Hiệp, thì mâu thuẫn lớn nhất hiện nay là “chúng ta đầu tư quá nhiều tiền để lo cho những học sinh không muốn đi học (hệ phổ cập) trong khi những học sinh muốn được đi học ở hệ phổ thông thì các địa phương lại lo không chu đáo”. Chắc chắn con số hàng ngàn học sinh bị loại ra khỏi trường lớp đó không thể giải quyết một sớm một chiều.

    Không ai có thể hoài nghi mục đích đúng đắn và hiệu quả nâng cao chất lượng dạy – học của các cuộc vận động mà ngành giáo dục đã đề ra. Nhưng với việc để hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn trẻ em trong độ tuổi đi học phải rời ghế nhà trường thì có nên xem lại các vấn đề về công tác quản lý, mục tiêu xã hội hoá giáo dục cũng như trách nhiệm của gia đình, xã hội và chính quyền các địa phương đối với việc thực hiện luật Giáo dục.

    Như Thuần

    School@net (Theo http://www.sgtt.com.vn/Detail32.aspx?ColumnId=32&newsid=3057)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.