Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89533182 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Không phải giàu nhất là có nền giáo dục tốt nhất

    Ngày gửi bài: 24/03/2008
    Số lượt đọc: 2377

    Tiền và nỗ lực chưa đủ để truyền đạt kỹ năng và kiến thức cần thiết trong thế giới cạnh tranh tàn khốc ngày nay

    Lo sợ toàn cầu hóa ảnh hưởng tới những công dân có trình độ thấp của mình, các nước giàu đã và đang đổ tiền và quyết tâm chính trị vào giáo dục. Tại Mỹ, chính quyền đã tuyên bố rằng sẽ không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau. Cho dù chương trình này, lần đầu tiên được Tổng thống Bush khởi xướng vào năm 2002, chưa chắc sẽ giúp cải thiện được tình hình nhưng điều chắc chắn đó sẽ là một chủ đề lớn của các ứng viên giành ghế Tổng thống năm 2008. Năm tới, nước Anh sẽ đưa ra một hệ thống bằng cấp mới đầy tham vọng: kết hợp giữa điểm học thuật và kỹ năng nghề nghiệp. Đối với các nước công nghiệp phát triển OECD, mức trung bình chi cho tiểu học và trung học trên thực tế tăng xấp xỉ 2/5 từ năm 1995 – 2004.

    Dù thế, thật lạ là điều này chẳng mang lại mấy hiệu quả. Báo cáo điều tra mới đây của PISA cho thấy thành tích trung bình hầu như không tăng. Báo cáo này, vừa xuất bản xong vào ngày 4/12, so sánh khả năng đọc hiểu, toán và khoa học của 400.000 học sinh 15 tuổi của 30 nước OECD và 27 nước ngoài OECD, và 57 quốc gia này chiếm 87% tổng sản lượng kinh tế toàn thế giới. Điều tra trước đó vào năm 2000 và 2003 chú trọng vào đọc hiểu và toán. Lần này điều tra chú trọng vào khoa học.

    Đứng đầu vẫn là những ngôi sao cũ: Phần Lan, bao giờ cũng thế, luôn đứng đầu ở tất cả các cuộc điều tra, sau đó là Hàn Quốc (đứng đầu về đọc hiểu) và Hồng Kông; Canada và Đài Loan cũng mạnh nhưng không liên tục, sau đó là Úc và Nhật. Đứng cuối là Mexico, nhưng toán có khá hơn đôi chút. Chile là nước có thành tích tốt nhất ở Mỹ La tinh.

    Thành tích của Mỹ thật tệ. Thành tích trung bình, theo tiêu chuẩn thế giới, rất thấp. Những học sinh xuất sắc của Mỹ cũng chỉ đạt mức trung bình, còn những học sinh yếu hơn thì quá kém. 15% học sinh Mỹ thậm chí không đạt được mức cơ bản kiến thức khoa học (trung bình của OECD là 1/5). Theo Andreas Schleicher, phụ trách nghiên cứu giáo dục OECD, thì người Mỹ giờ đây mới nhận ra mức độ khó khăn mà họ sẽ phải giải quyết trong giáo dục.

    Bảng thành tích PISA

    Kết quả của Anh cũng chẳng khả quan hơn. Nước Anh, bị loại khỏi cuộc điều tra năm 2003 do thành tích học sinh được chọn quá thấp. Chính vì thế, kết quả điều tra lần này không phản ảnh đúng thực tế trình độ học sinh của Anh ở thời điểm hiện tại cho dù Anh đứng thứ 7 về đọc hiểu năm 2000 và đứng trên trung bình trên cả hai môn là toán và đọc hiểu. Lần này, Anh tụt xa trong bản xếp hạng trên cả 3 môn. Các nhà phân tích OECD và các quan chức Anh cố mò ra thành tích. Đó là những học sinh nhập cư có tiến bộ và 3% học sinh của Anh được xếp trong nhóm đầu về khoa học trong khi đó trung bình của OECD là 1%. Các quan chức OECD khen xã giao rằng đó là “sự khởi đầu mới” nhưng kết quả thực tế là nỗi ê chề cho chính phủ luôn rêu rao rằng đã đưa giáo dục thành quốc sách hàng đầu trong suốt một thập kỷ qua.

    Ba Lan đáng được nhận phần thưởng. Nước này cũng tham gia vào điều tra năm 2000. Thành tích lần này không chỉ phản ánh mức chi tiêu cho giáo dục tăng mà còn vì những thành công trong cải cách giáo dục vào năm 1999, chấm dứt hoàn toàn phương thức sàng lọc học sinh theo điểm số trong độ tuổi giáo dục bắt buộc. Theo điều tra năm 2003, thành tích của Ba Lan đã thực sự nổi bật – đến nỗi mà các chuyên gia thống kê OECD thận trọng cho rằng cần chờ kết quả năm nay. Việc tếp tục leo lên thứ bậc cao hơn trong bảng xếp hạng lần này của Ba Lan đã xua đi mọi nghi ngờ, đưa Ba Lan thành hình mẫu xóa bỏ hình thức sàng lọc học sinh từ quá sớm - sắp xếp học sinh vào các trường và chương trình khác nhau – làm tổn thương các học sinh yếu hơn mà chẳng đem lại lợi ích gì cho những học sinh còn lại. Barbara Ischinger, Vụ trưởng giáo dục của OECD phát biểu rằng: “Chúng tôi đã học được một điều rằng chỉ có thể tạo ra thay đổi thực sự cho giáo dục khi vực được học sinh trung bình lên cùng với mức học sinh giỏi.”

    Để cho các trường tự chủ cũng nâng vị thế của đất nước trong cuộc tranh đua khốc liệt này: đó là để cho các hiệu trưởng tự chủ tài chính, tự đề ra các chính sách ưu đãi cũng như tự chủ tuyển giáo viên và tự quyết định mức lương chi trả cho giáo viên. Công khai thành tích của trường cũng sẽ có tác dụng tốt. Nhưng quan trọng hơn cả là cần phải có được những giáo viên chất lượng cao: điểm chung của tất cả các nước có thành tích cao nhất đó là giáo viên phải được lựa chọn từ những sinh viên tốt nghiệp có thành tích cao nhất.

    Một điểm chung khác là việc nâng cao chất lượng giáo dục giúp nâng cao trình độ của mọi học sinh. Nhìn chung, các nước có thành tích cao do học sinh có trình độ đồng đều, ngoại trừ Anh và Mỹ. Những nước mà đa phần học sinh có thành tích cao cũng là những nước có ít học sinh không đạt chuẩn. Một điểm mới trong bản điều tra năm nay là so sánh sự chênh lệch trình độ giữa các trường, chứ không phải sự chênh lệnh học sinh trong một trường, sẽ có ảnh hưởng thể nào tới thành tích của học sinh. Chênh lệch trình độ giữa các trường ở Đức là rất lớn (điều này nằm trong dự kiến do hầu hết các trường sàng lọc học sinh sớm theo khả năng học tập). Thế nhưng kết quả điều tra ở một số nước cũng không như dự đoán. Trình độ chênh lệch giữa các trường ở Nhật cũng cao dù nước này về danh nghĩa có hệ thống giáo dục toàn diện. Thế nhưng ở Phần Lan, nước đứng đầu điều tra PISA, chênh lệch trình độ giữa các trường là không đáng kể.

    Và chúng ta có thể làm gì để bảo đảm cho sự bùng nổ những nhà khoa học tài năng bắt đầu nảy nở này? Theo bản báo cáo thì hãy bảo đảm cho học sinh được học với những giáo viên khoa học tốt nhất, học nhiều giờ hơn và sau giờ học giữ nhiệt huyết khoa học của học sinh ở những câu lạc bộ, sự kiện và cuộc thi về khoa học. Ta không cần phải hiểu lý thuyết chuỗi (string theory) để nắm được điều này nhưng hai điều kiện đầu tiên (giáo viên và tăng giờ học khoa học) là rất khó thực hiện. Thực tế thì tất cả những sinh viên tốt nghiệp có bằng khoa học và đặc biệt là vật lý bắt đầu khởi nghiệp ở những lĩnh vực được trả lương cao như trong ngành tài chính. Và chương trình giảng dạy ở trường thường xuyên phải chịu áp lực từ những sự can thiệp sâu của chính phủ vào giáo dục.

    Khuyến nghị cuối cùng, khơi dậy niềm đam mê của học sinh bằng những hoạt động khoa học hấp dẫn, cũng gặp phải một nghịch lý là niềm đam mê khoa học không phải bao giờ cũng đồng nghĩa sẽ giỏi khoa học. Một nửa học sinh Mexico không đạt chuẩn khoa học nhưng theo điều tra thì niềm đam mê khoa học của học sinh nước này cao hơn hẳn các quốc gia khác. Và trên thế giới này, các học sinh càng biết ít về khoa học thì càng lạc quan về cơ hội giải quyết các vấn đề môi trường của hành tinh.

    Nguyễn Thành Huy (Theo The Economist)

    School@net (Theo http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/chuyende/4412/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

    Phụ lục

    Ở Phần Lan, triết lý lựa chọn và đào tạo giáo viên đã cao hơn một bậc.

    Không những giáo viên được lựa chọn từ những sinh viên tốt nghiệp sư phạm có thành tích cao nhất mà công tác tuyển sinh và đào tạo giáo viên từ những năm 1970 đã chuyển sang cho các trường đại học (không đào tạo tập trung trong trường sư phạm như đa số các nước) theo đó 10% sinh viên tốt nhất của các khoa được chọn để học thành giáo viên, được kết hợp đào tạo trong chuyên khoa của trường đại học và khoa sư phạm trong cùng một trường. Giáo viên giữ trẻ ít nhất phải có bằng cử nhân. Giáo viên tiểu học trung học ít nhất phải có bằng thạc sĩ. Dạy trong trường đại học là các tiến sĩ và giáo sư.


     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.