Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89592060 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    GS Chu Hảo: Đèn dầu - đèn điện, đâu là hồng phúc nước nhà?

    Ngày gửi bài: 18/03/2008
    Số lượt đọc: 2361

    (LĐ) - Ngay đầu năm 2008, GS Chu Hảo đã thực hiện một bài báo về đổi mới giáo dục ở VN, gắng tìm cách trả lời câu hỏi: "Năm 2008, nền giáo dục nước nhà đi về đâu?".

    GS đề nghị: Đã đến lúc chúng ta phải bình tĩnh nhìn nhận lại một cách nghiêm túc những "cải cách" và "đổi mới" vừa qua để soạn thảo một chiến lược chấn hưng nền giáo dục nước nhà với một tư duy hoàn toàn mới mẻ.

    Thomas Edison (1847-1931, Mỹ) đã nói một câu bất hủ: "Người ta chẳng bao giờ có thể phát minh ra đèn điện nếu chỉ chăm chú đến việc cải tiến cái đèn dầu". Nếu năm 2008, nền giáo dục nước nhà lại trở về quỹ đạo đúng để từ đó bứt phá lên như ý nguyện của toàn dân thì đó là hồng phúc của nước nhà".

    Lại nhân tháng 12.2007, NXB Tri Thức - nơi GS Chu Hảo là Giám đốc kiêm Tổng biên tập - vừa ra mắt cuốn sách "Những vấn đề giáo dục hiện nay - quan điểm và giải pháp", PGS-TS báo Nguyễn Thị Minh Thái đã trao đổi với GS về những vấn đề nóng bỏng này của giáo dục Việt Nam hiện đại.

    - Thưa GS, sao lại phải nghiêm túc nhìn nhận lại những cải cách và đổi mới giáo dục hiện đại? Nghĩa là trước năm 2008, là chưa nghiêm túc và thiếu bình tĩnh chăng?

    - Đúng là cần nghiêm túc và bình tĩnh nhìn lại nền giáo dục nước nhà đã ở đâu, đang ở đâu, và sẽ đi về đâu, mới có thể tiếp tục vận hành nền giáo dục của chúng ta bằng chiến lược đúng đắn, khả thi, và trên một nền tảng triết học-giáo dục xác đáng.

    Chúng ta đã để lại năm 2007 sau lưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Thế và lực của chúng ta đã được nâng lên một tầm vóc mới. Cùng với tiến bộ đó, đã xuất hiện những thách thức của sự phát triển, mà vấn nạn về giáo dục đã và đang nổi bật thành vấn đề cấp bách nhất, quyết liệt nhất cả cho hôm nay lẫn mai sau. Không tìm cách giải quyết vấn nạn này, khó hy vọng 2008 sẽ là năm khởi sắc của nền giáo dục nước nhà.

    - GS đang đụng đến vấn đề cốt lõi nhất: phải nhận thức lại nền giáo dục Việt Nam... thì mới có giải pháp và hy vọng?

    - Đúng! Tôi cho việc cần làm ngay không phải là những hoạt động bề nổi, mà phải bắt đầu bằng việc nhận thức lại mục đích cuối cùng của giáo dục hiện đại.

    Đó là: Một, hình thành những khối óc được rèn luyện tốt; đào tạo những con người có đủ năng lực tổ chức và liên kết các trí thức để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình và cho toàn xã hội, chứ không phải nhồi nhét kiến thức theo kiểu chất vào kho.

    Hai, giáo dục cho con người có ý thức sâu sắc về bản thân, làm chủ cuộc sống chính mình. Phải dạy cho thế hệ trẻ cách sống, kỹ năng sống, biết đối mặt với thách thức, và vấn đề của mình, dân tộc mình và của cả loài người.

    Ba, cần thực tập tư cách công dân của đất nước và của toàn thế giới; có năng lực đối thoại, khoan dung trong thế giới phức tạp và đa dạng hôm nay.

    Chúng ta từng có những nhà trường tốt và đã phần nào thực hiện được mục đích trên, kể cả trong thời kỳ khó khăn nhất của đất nước: chiến tranh, trước Đổi mới. Song, thật đáng tiếc, cùng với quá trình đổi mới, những nhà trường tốt ấy đã tuột khỏi tay chúng ta, sau nhiều lần cải cách.

    - Tại sao lại có tình trạng "tréo ngoe" thưa GS? Cải cách là để tốt lên, lại cải cách trong thời kỳ đổi mới nữa, thì thật thuận lợi. Vậy mà những nhà trường tốt lại tuột dần khỏi tay chúng ta là sao?

    - Cải cách giáo dục (CCGD), về bản chất, gắn liền với yêu cầu phát triển của VN trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, và thực chất là một tiến trình liên tiếp và nối kết các cuộc cải cách. CCGD vừa là yêu cầu cấp thiết, lại vừa là việc thường xuyên phải làm của các quốc gia phát triển và đang phát triển.

    VN không là ngoại lệ, và đã từng tiến hành các cuộc CCGD chính thức và không chính thức. Song, ở ta CCGD khác xa, (và có thể thua xa), so với nhiều nước, ở tính hiệu quả. CCGD ở ta còn quá nhiều bất cập.

    Những bất cập này lại diễn ra trong suốt thời kỳ Đổi mới, đến nỗi sau hai chục năm Đổi mới, lại phải đặt vấn đề cải cách triệt để và toàn diện, hay, phải làm một cuộc cách mạng giáo dục thực sự mới, như ý kiến của nhiều người tâm huyết.

    Ở ta nửa cuối thế kỷ trước đã tiến hành bốn cuộc cải cách chính thức. Cần nhắc lại cuộc đầu tiên, năm 1945, ngay sau khi giành độc lập, với chương trình Việt ngữ hoá giáo trình của tất cả các cấp học, kể cả đại học. Cuộc thứ hai, năm 1950, chuyển từ hệ tú tài phân ban cũ sang hệ phổ thông 9 năm.

    Năm 1956, sau hòa bình lập lại, cuộc thứ ba chuyển từ hệ phổ thông 9 năm sang hệ phổ thông 10 năm, với chương trình và sách giáo khoa các cấp giống như Liên Xô (cũ). Sau thống nhất đất nước, năm 1980, là cuộc thứ tư, thống nhất chương trình phổ thông 12 năm trên toàn quốc.

    - Song, chính GS cũng biết: Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới cho đến nay, chưa có cuộc CCGD nào được công bố chính thức và được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và có hệ thống?

    - Tôi biết. Nhưng tôi cần phải nhắc đến cuộc thử nghiệm khá bài bản trên địa bàn khá rộng của đề tài cấp Nhà nước (mã số 87-54-026): "Mô hình nhà trường tổ chức sự phát triển tối ưu của trẻ em Việt Nam hiện tại bằng giáo dục thực nghiệm".

    Năm 1995, cuộc thử nghiệm này phải ngừng vì nhiều ý kiến bất đồng. Sau đó, chỉ có các "Đề án Đổi mới" riêng rẽ được thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 14 (1979) của Bộ Chính trị, Nghị quyết 40 và 41 (2000) của Quốc hội và gần nhất là Nghị quyết 05 (2005) của Chính phủ.

    Tiếc thay các đề án đổi mới này (về phân ban, về chế độ thi cử, về chương trình và sách giáo khoa v.v...) đã được Bộ Giáo dục triển khai vội vã, chắp vá, thiếu khoa học, kém hiệu quả và rất lãng phí... như dư luận lâu nay đã không ngừng phê phán gay gắt.

    - Nhưng năm 2007 là một năm khác, một năm đặc biệt nhiều cái mới của giáo dục?

    - Năm 2007 quả là năm đặc biệt. Bộ GD-ĐT đã đề xuất hàng loạt sáng kiến: Phong trào "Nói không với tiêu cực", "Đề án tăng học phí", "Đào tạo 20.000 tiến sĩ", "Đại học đẳng cấp quốc tế", "Hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên", "Cổ phần hoá các đại học công" v.v... Thế nhưng, tất cả các sáng kiến đó lại khiến dư luận càng bức xúc hơn và phản ứng gay gắt hơn. Bạn có thể đọc cuốn sách mới của NXB chúng tôi, sẽ thấy rõ.

    - NXB Tri thức vừa xuất bản sách "Những vấn đề giáo dục hiện nay - Quan điểm và giải pháp". Tôi cho đó là cuốn sách "nóng" trên thị trường sách đang khá là hỗn loạn hiện nay. Trong đó, đã tập hợp được khá nhiều ý kiến "phản biện xã hội" của các trí thức trong và ngoài nước, nhằm chấn hưng giáo dục nước nhà ở tất cả các cấp học. GS đã rất tâm huyết khi làm cuốn sách này. Nhân đây, xin hỏi, nếu GS có ý làm "công tác PR" cho cuốn sách, thì GS sẽ nói gì với độc giả?

    - Tôi cho rằng đây là cuốn sách rất nên đọc, đáng được đọc, bởi nó tập hợp được ý kiến của nhiều trí thức không những quan tâm đến cải cách giáo dục nước nhà, mà họ còn có thái độ phản biện tích cực với những "sáng kiến" của Bộ GD-ĐT, thông qua tranh luận rất có... văn hoá tranh luận, trên quan điểm: tranh luận là để đi đến đồng thuận.

    Quan trọng nhất là gần ba chục bài viết trong đó đều thể hiện tinh thần chấn hưng giáo dục nước nhà một cách tha thiết và thành thực, đầy tinh thần trách nhiệm: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách".

    Trong nhiều nội dung tích cực, chúng tôi đã mạnh dạn đưa vào phần hai cuốn sách các ý kiến của tập thể các nhà khoa học trong nước (Hoàng Tụy và cộng sự) và ở nước ngoài (Vũ Quang Việt và cộng sự).

    Đây là hai bản "Đề án - Kiến nghị" được soạn thảo rất công phu, mang tính khoa học và thực tiễn cao; đã được gửi đến các cơ quan cao nhất của Đảng và Nhà nước từ vài năm trước, nhưng tiếc rằng cho đến nay vẫn chưa có phản hồi.

    Chúng tôi đã xin đăng lại hai tài liệu này để tỏ lòng trân trọng ý thức trách nhiệm và nhiệt huyết của các tác giả, đồng thời cũng để khẳng định tính thời sự của các kiến nghị này.

    Tôi mơ ước cuốn sách sẽ được nhiều độc giả vốn quan tâm đến những vấn nạn của giáo dục hôm nay, sẽ tìm đọc, đồng thuận, đối thoại và suy nghĩ cùng chúng tôi.

    - GS từng khẳng định, cần phải soạn thảo một chiến lược chấn hưng nền giáo dục nước nhà với một tư duy hoàn toàn mới. Vậy tư duy nào đã cũ? Cần chia tay nó vui vẻ như giã từ một quá khứ ảm đạm, để kiến trúc một tư duy hoàn toàn mới? Và tư duy ấy mới ở phẩm chất nào?

    - Tư duy cũ nằm ngay trong căn tính nông dân của văn hoá nông nghiệp VN truyền thống, mà các nhà nghiên cứu gọi tên là tư duy kiểu tiểu nông, rồi tư duy duy tình, trọng tình v.v... Cần phải học cách tư duy lý tính của phương Tây, dựa trên phân tích, là thao tác cơ bản của loại tư duy này. Phẩm chất mới của loại tư duy mà chúng ta cần phải có, chính là phẩm chất lý tính, lý thuyết.

    Để từ giã vĩnh viễn loại tư duy "một bồ cái lý không bằng một tý cái tình" kiểu cũ, chúng ta phải tăng cường chất lý tính trong tư duy. Mà những người trẻ hiện nay sẽ phải là người tiền phong trong sự tăng cường phẩm chất đó. Không có loại tư duy này thì không thể thực hiện được mơ ước của Cụ Hồ là Việt Nam không chịu tụt hậu, phải sánh vai với những cường quốc năm châu.

    Phải nhanh chóng bỏ qua giai đoạn "loay hoay cải tiến cái đèn dầu" để bước sang thời kỳ "sáng tạo ra ánh sáng điện" thì mới có thể mang lại hồng phúc cho nước nhà. Trách nhiệm này đặt nặng trên vai trí thức Việt Nam, nhất định phải hoàn thành và chỉ có thể hoàn thành bằng loại tư duy mới ấy mà thôi...

    - Xin cảm ơn GS về cuộc đối thoại này!

    PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái thực hiện

    School@net (Theo Lao Động số 5+6 Ngày 01/02/2008)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.