Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89509331 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đào tạo tiến sĩ hay “bán” bằng? - Bài 1: Kiến thức... như đùa!

    Ngày gửi bài: 09/03/2008
    Số lượt đọc: 2391

    Nhiều tiến sĩ không trả lời được những câu hỏi chuyên ngành đơn giản và kiến thức cơ bản.

    Cách đây vài năm, dư luận đã từng xôn xao về loạt bài “Có một công nghệ đào tạo tiến sĩ như thế” của một nhà nghiên cứu nổi tiếng. Người ta đồn đại ầm ĩ về giá trị một “mác” tiến sĩ được chia theo số lượng “đạn” (tiền - PV), thấp thì “20 băng” (20 triệu đồng), cao thì “50 băng” (50 triệu đồng).

    Để làm rõ hơn một mảng màu trong bức tranh đào tạo sau đại học, chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra nhỏ tại hai lớp cao học trong một trường đại học. Bản điều tra có tám câu hỏi lịch sử, hai câu hỏi kinh tế-xã hội đều thuộc chuyên ngành nghiên cứu của học viên. Hầu hết các câu hỏi dựa trên trình độ phổ thông nhằm đánh giá trình độ cơ bản của người được hỏi.

    width="348" height="223"


    Những con số biết nói

    Ở câu hỏi mở đầu bản điều tra: “Vị trạng nguyên nào trong lịch sử được phong Lưỡng quốc Trạng nguyên?”, chúng tôi đã chắc mẩm con số thu về “100% đúng” vì câu chuyện về chàng trai tướng mạo xấu xí nhưng thông minh xuất chúng, được cả vua Trần, vua Nguyên phong Trạng nguyên đã trở thành một giai thoại nằm lòng của những học sinh tiểu học. Vậy thì không cớ gì những “trạng nguyên” tương lai lại không thể nắm rõ truyền thống khoa bảng của dân tộc, nhất là với danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” là độc nhất vô nhị. Thế nhưng kết quả thu về chỉ có 72,7% trả lời đúng, 22,8% nhầm sang Nguyễn Hiền (vị trạng nguyên tuổi 13, trẻ nhất trong lịch sử), 4,5% bỏ trống câu trả lời vì không biết.

    Hai câu tiếp theo - “Tên vị tướng thời nhà Lê khởi xướng công cuộc “Nam tiến” mở mang bờ cõi?” và “Tên vị vua cuối cùng của triều đại Trần có thời gian trị vị ngắn nhất (1398-1400)?” - có thể không mang tính chất cơ bản nhưng đều là những sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc mà dân học, nghiên cứu lịch sử như các học viên khó mà nói không biết (tướng Nguyễn Hoàng và vua Trần Thiếu Đế - PV). Vậy mà có đến 59% nhầm sang Nguyễn Phúc Nguyên, con trai của tướng Nguyễn Hoàng; 36,4% trả lời sai và 9% không biết tên vị vua cuối cùng của triều đại nhà Trần. Với câu hỏi “Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục được biên soạn vào thời vua nào?”, có đến 40,09% trả lời sai hoặc không biết là đời vua Tự Đức.

    Các câu hỏi còn lại cũng đều “thu hoạch” được những kết quả “cười không nổi”: 18,2% trả lời sai tên nghị quyết tạo nên bước ngoặt cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam giai đoạn 1954-1960; 50% trả lời sai và 9% không biết Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất thông qua vào tháng, năm nào. Dự trù trước tình huống sự kiện xưa có thể bị quên, chúng tôi đã đưa câu hỏi về kỳ họp Quốc hội khóa 11 bế mạc ngày nào (sự kiện “nóng hổi” nhất sát với ngày chúng tôi làm cuộc điều tra xã hội học - PV). Kết quả là 72,8% trả lời sai hoặc không biết kỳ họp Quốc hội quan trọng nhất trong năm thông qua dự luật nào; 81,8% không biết hoặc trả lời sai Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết năm nào.

    Có bằng xong thì... quên tất

    Để tiệm cận gần hơn với chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam thời gian vừa qua, chúng tôi tiếp tục làm một cuộc điều tra khác bằng hình thức trắc nghiệm nhanh trình độ một số tiến sĩ đã có bằng cấp thông qua các cuộc điện thoại ngắn.

    Người đầu tiên là tiến sĩ văn học của một trường đại học lớn đã nổi đình đám trong giới khoa học với những phát biểu sắc sảo về văn học và giáo dục. Thế nhưng khi được hỏi về nhà thơ nổi tiếng nhất của văn học Pháp thời kỳ phục hưng, vị tiến sĩ này đã tỏ ra lúng túng “không nhớ hết” dù trước đó ông khẳng định “hiểu khá sâu sắc” về văn học Pháp. Một người khác đang là tiến sĩ lịch sử của một trường đại học danh tiếng phía Bắc cũng tỏ ra lúng túng không kém khi được hỏi đúng chuyên ngành nghiên cứu: “Thời nhà Mạc, có đại thần nào khuyên vua tôi nhà Mạc không nên mời quân Minh vào Đại Việt?”. Sau một hồi suy nghĩ, vị này đã rất thật thà trả lời: “Không biết có vị đại thần nào khuyên như thế và cũng không biết có sự kiện đó!”. Một tiến sĩ luật học phụ trách một công ty luật nổi tiếng chuyên tư vấn cho người nước ngoài khi được “test” (kiểm tra - PV) thử: “Ông vua nào từng nghĩ ra luật rất nặng xử phạt tội trộm trâu?” đã trả lời một cách rất... hồn nhiên: “Tôi không nhớ! Ngày xưa có đọc nhiều đấy nhưng sau đó thì quên hết rồi và không quan tâm đến vấn đề đó nhiều lắm”. Theo vị tiến sĩ này, muốn có câu trả lời phải đợi ông giở sách vì vấn đề này nằm ngoài phạm vi nghiên cứu.

    Để toàn diện hơn trong đánh giá, chúng tôi “trắc nghiệm” thử một tiến sĩ đã từng đảm nhiệm một chức vụ khá lớn ở Bộ Giáo dục và Đào tạo (nay đang làm giám đốc một trung tâm khuyến học). Câu hỏi đưa ra khá phù hợp với chuyên ngành khuyến học, khuyến tài của vị tiến sĩ: “Việt Nam có bao nhiêu trạng nguyên và “Trại trạng nguyên” là gì?” (Thời nhà Trần, nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hóa trở vào gọi là Trại Trạng nguyên - PV). Câu trả lời mà chúng tôi nhận được từ ông là: “Nhớ rất lơ mơ về số lượng” và “Trại Trạng nguyên” là trại viết dành cho những nhà văn trẻ do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức hàng năm!

    “Tắm giặt tập trung” cũng thành... luận án!

    Trong một hội nghị hiệu trưởng các trường đại học miền Trung-Tây Nguyên mới đây, bà Trần Thị Hà - Vụ trưởng Vụ Đại học và sau đại học đã làm các đại biểu cười ra nước mắt khi kể lại câu chuyện một nghiên cứu sinh của một học viện thuộc quân đội đã làm luận án tiến sĩ với đề tài: “Tắm giặt tập trung cho các quân đoàn đóng quân phía Bắc”. Khi bị Bộ Giáo dục và Đào tạo không chấp nhận, học viên này đã bảo vệ với nhiều lý lẽ rất hùng hồn. Mãi đến khi Thứ trưởng Bành Tiến Long nói thẳng: “Nếu đề tài này được chấp nhận làm luận án tiến sĩ sẽ gây phản cảm trong dư luận xã hội và gây phản ứng đối với các nhà khoa học...” thì người này mới từ bỏ nghiên cứu... “tắm giặt”.

    Một nghiên cứu sinh khác làm luận án về bộ môn Mác-Lê nin sau nhiều lần được yêu cầu viết lại bản thông tin đã tự tin khẳng định cái mới trong đề tài của mình là “phát triển Đảng cho quần chúng ưu tú và quần chúng đó phải tự nguyện xin vào Đảng”. “Vào Đảng hơn 20 năm, tôi biết những điều đó đã được quy định rõ trong điều lệ Đảng từ lâu, thế mà nghiên cứu sinh ấy vẫn cho là... mới!” - bà Hà lắc đầu.

    school@net (Theo http://www.phapluattp.vn/news/giao-duc/view.aspx?news_id=208)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.