Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89506189 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Bộ không thể lớn hơn luật

    Ngày gửi bài: 10/02/2008
    Số lượt đọc: 2435

    (LĐ) - Theo đề án cải tiến thi và tuyển sinh của Bộ GDĐT thì: Năm 2008 vẫn tổ chức hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển vào đại học, cao đẳng riêng. Từ năm 2009 chỉ tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

    Theo tôi, muốn thực hiện kỳ thi theo kiểu này thì phải sửa đổi Luật Giáo dục năm 2005, trong đó có Điều 31: "Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông", quy định học sinh học hết chương trình THPT có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư cấp bằng tốt nghiệp THPT.

    Như vậy, nếu theo Điều 31 thì không có kỳ thi THPT quốc gia mà chỉ có kỳ thi THPT và giám đốc sở cấp bằng THPT. Không nên gọi kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi THPT quốc gia vì nó trái với luật định.

    Mặt khác, thực chất của kỳ thi này từ xưa đến nay chủ yếu là kỳ thi của địa phương (thi hương chứ không phải thi đình), chủ tịch hội đồng thi là chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chứ không phải là Bộ trưởng Bộ GDĐT và thi tại địa phương từ xã, phường trở lên, cho nên gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất - nhất là ở vùng cao, vùng sâu.

    Cần phải xác định để đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, nhà trường, giáo viên địa phương phải chịu trách nhiệm là chính. Đừng nghĩ rằng có quy định các trường đại học, cao đẳng, THCN có trách nhiệm làm công tác thanh tra giám sát là bảo đảm được kỳ thi nghiêm túc.

    Bài học đau xót về kỳ thi tốt nghiệp THPT ở tỉnh Bạc Liêu năm học vừa qua, với hàng chục cán bộ lãnh đạo sở và giáo viên phải đứng trước vành móng ngựa là do địa phương phát hiện, đâu phải là do thanh tra giám sát từ bộ cử về. Chỉ có toàn dân chống lại tình trạng "toàn dân đi thi" thì mới đảm bảo kỳ thi nghiêm túc.

    Cần phải tổ chức cho các địa phương rút kinh nghiệm bài học về thi cử ở Bạc Liêu, bộ không thể vô cảm với các nhà giáo phải vào tù và 32 học sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 3 cũng bị trượt 100%, trong đó đã có nhiều em trúng tuyển đại học, cao đẳng.

    Thêm nữa, chính theo lộ trình cải tiến thi và tuyển sinh của bộ vạch ra thì từ năm 2012 tổ chức thi theo các thời điểm khác nhau với các đề khác nhau ở các địa phương, như thế thì tính công bằng, tính chất quốc gia của kỳ thi còn ở chỗ nào? Vấn đề này còn hơi xa, nên chúng tôi sẽ có ý kiến sau.

    Điều cần phải sửa đổi thứ hai là Điều 38: Giáo dục đại học, trong đó quy định giáo dục đại học bao gồm:

    1. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với những người có bằng tốt nghiệp phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cùng chuyên ngành.

    2. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học, tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành, từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

    Theo đề án cải tiến thi và tuyển sinh của bộ thì chỉ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, lấy kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT và làm một căn cứ quan trọng để xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là trái với Điều 38 nêu trên. Vì đề án này căn cứ vào kết quả kỳ thi để xét tuyển đại học, trung học chuyên nghiệp, chứ không phải căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp... như luật định.

    Giả dụ học sinh THPT thi tốt nghiệp vào năm 2009 được trúng tuyển tốt nghiệp nhưng không được xét vào đại học, cao đẳng thì có bằng tốt nghiệp THPT cũng chẳng bao giờ được làm căn cứ để xét tuyển vào đại học, cao đẳng nữa.

    Chẳng lẽ năm sau - 2010, 2011 lại dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia nữa hay sao? Hoặc những học sinh học trung học chuyên nghiệp mà đầu vào từ tốt nghiệp THCS thì khi tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp có được xét vào đại học không, vì những học sinh đó đã bao giờ dự kỳ thi THPT quốc gia đâu mà xét.

    Có thể nói, đề án cải tiến thi và tuyển sinh của bộ còn rất nhiều vướng mắc... Trước mắt, chúng tôi đề nghị đề án này phải theo Luật Giáo dục 2005, bộ không thể lớn hơn luật. Nếu không thì Quốc hội phải sửa Luật Giáo dục 2005 trước khi ban hành đề án.

    Nhà giáo Trần Hữu Trù (Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GDĐT)

    School@net (Theo Lao Động số 10 Ngày 12/01/2008)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.