Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89557194 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Xung quanh việc Giám đốc Học viện HCQG bị "đánh trượt" chức danh giáo sư: Biến công trình tập thể thành sách nghiên cứu cá nhân

    Ngày gửi bài: 28/01/2008
    Số lượt đọc: 2585

    Bất chấp những đơn thư tố cáo về khuất tất này, hồ sơ xin phong giáo sư của ông Giám đốc Học viện vẫn nhẹ nhàng lọt qua 2 vòng "sát hạch" của Hội đồng cơ sở, Hội đồng liên ngành và chỉ bị "nốc - ao" ở vòng cuối cùng - Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vào tháng 12 - 2007, chỉ với lý do: "sách nộp lưu chiểu muộn".

    Hội đồng "đòi" sách, "ứng viên" giáo sư nộp... bìa

    Trả lời báo chí về lý do ông Nguyễn Trọng Điều - Giám đốc Học viện HCQG không được phong giáo sư đợt này, Giáo sư Đỗ Trần Cá t- Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (Hội đồng nhà nước) cho biết: Đến tháng 12- 2007, khi Hội đồng nhà nước xem xét hồ sơ xin phong tặng giáo sư, ông Điều đã trình đủ 2 đầu sách chuyên khảo ("Về chế độ công vụ Việt Nam" và "Về hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp") do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản và ghi thời gian nộp lưu chiểu vào tháng 7- 2007. Song tại cuộc họp của Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở (Hội đồng cơ sở) vào tháng 10- 2007, ông Điều lại chỉ trình ra được... bìa của 2 cuốn sách. Lúc đó, ông Điều có hứa đến khi ra Hội đồng nhà nước thì sẽ có sách thật.

    Tuy nhiên, trong buổi làm việc với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, ngày 4-12-2007, ông Nguyễn Hữu Khiển - Phó Giám đốc Học viện HCQG và bà Lê Chi Mai - Đảng ủy viên Học viện HCQG một mực khẳng định ngược lại, vào thời điểm Hội đồng cơ sở họp xem xét việc phong tặng giáo sư, ông Điều đã có sách thật (chứ không phải bìa- PV). Nhưng khi chúng tôi hỏi "mượn xem" 2 cuốn sách thì cả hai vị đều thoái thác nói là: "Hết sách!".

    Trên thực tế, theo tìm hiểu của chúng tôi, tuy là thành viên của Hội đồng nhưng cả ông Khiển và bà Mai đều là cấp dưới của ông Nguyễn Trọng Điều. Phải chăng vì "lý do tế nhị" đó, mà cả hai vị này đã thông tin với báo chí thiếu trung thực? Tờ khai của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia gửi Cục Xuất bản ghi rõ ràng 2 cuốn sách của ông Điều được nộp lưu chiểu vào ngày 29-11-2007. Được biết, phía Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia có công văn gửi Hội đồng nhà nước để nhận lỗi về việc nộp lưu chiểu muộn 2 cuốn sách, song lý do này cũng không thuyết phục được Hội đồng này thông qua việc phong tặng chức danh giáo sư cho ông Điều. Theo khẳng định của GS. Đỗ Trần Cát, chính Chủ tịch Hội đồng cơ sở đã có văn bản gửi Hội đồng nhà nước xác nhận, thời điểm họp Hội đồng cơ sở (tháng 10-2007), cả hai cuốn sách này mới ở dạng... bản thảo.

    Sách riêng "cướp công" tập thể?

    Nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến 2 cuốn sách "Về chế độ công vụ Việt Nam" và "Về hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp" của ông Nguyễn Trọng Điều vẫn chưa được Hội đồng chức danh giáo sư 3 cấp (cơ sở, liên ngành, nhà nước) đả động đến. Đó là, 2 cuốn sách chuyên khảo này gần như sao chép lại 2 đề tài khoa học cấp nhà nước: "Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam" (năm 2006) và "Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp mới" (năm 2005). Thực tế, ông Nguyễn Trọng Điều chỉ là chủ nhiệm 2 đề tài này (thời kỳ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ), còn lại là công sức nghiên cứu của tập thể hơn 20 giáo sư, tiến sĩ thuộc nhiều ban, ngành khác nhau với tổng kinh phí do nhà nước bỏ ra tới hơn 1 tỷ đồng. Chúng tôi đã đối chiếu 2 cuốn sách với 2 đề tài khoa học này và gần như không nhận ra sự khác biệt nào, thậm chí chúng giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Vậy, đây có phải là một vụ "đạo" công trình khoa học?

    Trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết về vấn đề thế nào là "đạo" sách, "đạo" khoa học, ông Tô Văn Long - Trưởng phòng quyền tác giả, quyền liên quan thuộc Cục Bản quyền (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cho biết: Đề tài cấp nhà nước là của cả một tập thể tác giả chứ không chỉ riêng ai. Còn sách chuyên khảo là sáng tạo của mỗi người, hoàn toàn độc lập.

    Cũng theo ông Long, người chủ nhiệm đề tài chỉ là nắm vai trò tập hợp, điều phối, điều hành ban soạn thảo để biên soạn và thay mặt tập thể để bảo vệ đề tài. Do vậy, đó là công trình khoa học tập thể nên nếu sử dụng lại thì phải trích dẫn để trong ngoặc kép và dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ.

    Chúng tôi đã kiểm tra lại chi tiết này thì thấy, 2 cuốn sách của ông Điều, mặc dù giống y chang 2 đề tài khoa học cấp nhà nước nói trên, song trích dẫn nguồn lại để trong danh mục sách tham khảo, xếp cùng vô số đầu sách, công trình khoa học khác.

    Khi "ứng viên" giáo sư là cấp trên của thành viên Hội đồng...

    Có thể nói rằng, việc Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước "bác" hồ sơ xin phong giáo sư của ông Nguyễn Trọng Điều là kịp thời và cần thiết. Tuy nhiên, ở đây cần phải đặt câu hỏi là, từ trước đó, Hội đồng cơ sở và Hội đồng liên ngành đã nhận được đơn thư khiếu nại về những khuất tất, nhập nhằng liên quan đến hồ sơ xin phong tặng giáo sư năm 2007 của ông Điều, nhưng cả 2 Hội đồng này vẫn dễ dàng bỏ phiếu thông qua mà không hề có kiểm tra, xem xét?

    Chúng tôi xin trở lại những "lý do tế nhị" như phần đầu bài báo đã nêu, đó là: phải chăng phần lớn thành viên của Hội đồng cơ sở là cấp dưới của ông Nguyễn Trọng Điều nên đã dễ dàng bỏ phiếu thông qua việc phong chức danh giáo sư cho ông? Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc thành lập Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở của Học viện HCQG hoàn toàn trái với Quy định về tổ chức hoạt động của Hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở (do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước ban hành). Theo quy định, các thành viên tham gia Hội đồng cơ sở phải thuộc biên chế cơ hữu của Học viện. Nhưng trong số 11 thành viên của Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở của Học viện thì có tới 4 vị giáo sư đã "nhận sổ hưu". Một hội đồng được lập ra thiếu tính pháp lý như vậy đã khiến không ít cán bộ, nhân viên Học viện nghi ngờ, bức xúc về tính sự trung thực, khách quan của các thành viên tham gia trong đó. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trung thực, khách quan chính là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để được bầu làm thành viên của Hội đồng.

    Trong tháng 12- 2007, sau khi báo Đại Đoàn Kết có loạt bài điều tra về những sai phạm trong công tác tuyển sinh, thi cử của Học viện HCQG, lãnh đạo Học viện đã có công văn gửi báo, khẳng định sẽ xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, mặc dù là người phải chịu trách nhiệm chính trước những sai phạm nghiêm trọng đó, nhưng ông Đinh Văn Tiến - Phó Giám đốc Học viện vẫn tiếp tục được xét công nhận chức danh giáo sư ngay sau đó. Vụ việc này kèm thêm nhưng khuất tất liên quan đến hồ sơ phong giáo sư của ông Nguyễn Trọng Điều - Giám đốc Học viện đã khiến dư luận càng thêm hoài nghi và lo ngại về năng lực của một bộ phận lãnh đạo Học viện, một trung tâm đào tạo công chức hàng đầu hiện nay.

    school@net (Theo http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?masterId=37&category)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.