Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89515326 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Ghi nợ trên bằng tốt nghiệp: nên không?

    Ngày gửi bài: 16/01/2008
    Số lượt đọc: 2641

    Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại một cuộc họp về tín dụng đào tạo dành cho HSSV, trong đó có chi tiết yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu phương án ghi rõ diện HSSV được vay trên các văn bản cần thiết như bằng tốt nghiệp, sổ lao động...

    Ý định này lập tức nhận nhiều ý kiến không đồng tình của SV, giảng viên và cả các nhà nghiên cứu. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói gì về điều này?

    --------------------------------

    Ngày 19-12-2007, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 266 về "Kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về tín dụng đối với HS, SV" (sau khi phó thủ tướng chủ trì cuộc họp về kết quả sau hai tháng triển khai tín dụng đối với HS, SV). Trong văn bản trên có đoạn: "Bộ GD-ĐT nghiên cứu phương án ghi rõ diện HS, SV được vay để học trên các văn bản cần thiết (bằng tốt nghiệp, sổ lao động...), để sau khi ra trường các đơn vị tiếp nhận HS, SV về làm việc có cơ sở đôn đốc họ có trách nhiệm cùng gia đình thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng chính sách xã hội".

    Nhưng ý định này lập tức nhận được nhiều ý kiến không đồng tình, không chỉ từ phía SV mà cả từ các giảng viên, nhà nghiên cứu...

    Luật sư Võ Văn Quới - văn phòng luật sư Nhựt Tân:

    Sẽ tạo dấu ấn không tốt

    Việc ghi nợ trên bằng tốt nghiệp của HS, SV sẽ tạo dấu ấn không tốt và kéo dài đối với người vay vốn. Xét về khía cạnh pháp lý, bên cho vay có quyền nêu những biện pháp để thu hồi vốn. Nhưng bằng tốt nghiệp là loại văn bằng xác nhận năng lực học vấn của con người, nó thuộc về nhân thân, không thể mua bán cũng như không được ghi chú thêm bất cứ điều gì. Nếu tạo ra một tiền lệ như vậy, chẳng lẽ sau này chứng minh nhân dân cũng có thể ghi chú người này đã có vợ chưa, hoặc đã lấy mấy vợ rồi?

    Ở các nước tiên tiến người ta cũng cho HS, SV vay vốn để học tập rất nhiều, nhưng người ta có phải ghi nợ trên bằng tốt nghiệp của SV đâu?

    TS Mai Ngọc Luông - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý giáo dục TP.HCM:

    Tôi cực lực phản đối

    Ghi nợ trên bằng tốt nghiệp là chuyện không thể chấp nhận được. Tôi cực lực phản đối. Hãy cứ thử đặt tình huống này vào chính bản thân chúng ta xem mỗi người có cảm thấy buồn, có cảm thấy bị xúc phạm, bị tổn thương hay không?

    Nhà nước có thể nghĩ ra nhiều cách để thu hồi số vốn đã cho mượn nhưng không có quyền ghi những điều đó trên bằng tốt nghiệp của SV.

    GS.TS Võ Tòng Xuân - Trường ĐH An Giang:

    Không có qui định nào bắt phải ghi nợ

    Bằng tốt nghiệp là công trình học tập suốt nhiều năm trời của SV, nhiều người nâng niu, trân trọng nó. Nếu ghi vào đó là có vay nợ thì...

    Về mặt tình cảm, chuyện vay vốn là chuyện riêng của mỗi cá nhân con người, không thể ghi trên tấm bằng trang trọng như vậy được. Về mặt pháp luật, không có qui định nào bắt buộc phải ghi khoản tiền nợ trên bằng cấp của người vay vốn. Hãy để ngành GD-ĐT nói chung và các trường nói riêng có thời gian chuyên tâm lo cho việc GD-ĐT. Chuyện vay vốn là chuyện của ngân hàng, ngân hàng cho mượn vốn thì họ sẽ có biện pháp hữu hiệu để thu hồi vốn chứ không phải trách nhiệm của ngành GD-ĐT.

    Thầy Vũ Hải Sơn - giảng viên ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM:

    Đừng biến tấm bằng thành giấy nợ

    Việc ghi nợ vào bằng của SV là không thể chấp nhận được, vì văn bằng thể hiện trí tuệ, năng lực, danh dự của con người, nếu kiêm thêm chức năng giấy nợ thì khó coi quá. Tại sao không quản lý tiền vay nợ của SV bằng những định chế khác chặt chẽ, hợp lý hơn? Tôi hoan nghênh Bộ GD-ĐT có chủ trương cho SV vay tiền để trang trải học phí, nhưng không thể vì sự yếu kém trong công tác quản lý mà biến văn bằng của SV trở thành giấy nợ.

    Thầy Phạm Duy Phúc - giảng viên ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM:

    Nếu SV trả tiền, làm sao sửa lại được?

    SV chưa trả tiền cho nhà nước thì có thể giữ bằng lại rồi cấp cho SV một giấy chứng nhận tạm thời. giấy chứng nhận tạm thời này SV vẫn có thể đi xin việc, đến khi nào SV trả hết tiền thì sẽ cấp bằng. Bằng tốt nghiệp chỉ được cấp một lần mà ghi nợ vào đó, vậy sau khi SV trả nợ xong thì làm sao sửa lại cho SV được?

    Ông Nguyễn Minh Hùng - phó hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng:

    Không nên

    Theo tôi, không nên thể hiện bất cứ nội dung nào ngoài qui chuẩn trên văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp của SV. Nếu là thông tin về việc vay nợ, dạng ghi nợ lên bằng cấp, lại càng không nên. Khi SV hoàn thành chương trình, đáp ứng được các yêu cầu đào tạo của nhà trường thì phải được cấp bằng tốt nghiệp và người học có toàn quyền với tấm bằng đó. Còn vấn đề vay nợ tín dụng đào tạo lại là một quan hệ dân sự khác với ngân hàng, chịu sự quản lý/chế tài của các qui định pháp luật khác.

    T.HÀ - H.HG. ghi

    Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Đó chỉ là gợi ý...

    Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 25-12, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân (ảnh) cho biết:

    - Tại cuộc họp về vấn đề tín dụng đào tạo, tôi đã giao trách nhiệm cho bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất với chính phủ biện pháp để tiếp tục quản lý SV vay vốn tín dụng đào tạo sau khi tốt nghiệp.

    Trong quá trình trao đổi, thảo luận tại cuộc họp, có một số hướng được đưa ra. Nhưng trách nhiệm nghiên cứu, tìm giải pháp phù hợp đã được giao cho bộ GD-ĐT và hiện nay bộ chưa đề xuất, đặt ra giải pháp nào cả. Dù là giải pháp nào cũng sẽ được xem xét kỹ lưỡng, phải phù hợp và hiệu quả thì chính phủ mới chấp nhận.

    * Nhưng thưa Phó thủ tướng, trong thông báo về kết luận tại cuộc họp của Văn phòng Chính phủ có đề cập việc "thể hiện đối tượng vay vốn tại các văn bằng, chứng chỉ để các cơ sở nhận sinh viên vay vốn sau khi tốt nghiệp phối hợp thu hồi vốn vay"?

    - Như tôi đã nói, một số biện pháp có được đề cập tại cuộc họp dưới dạng gợi ý để các cán bộ quản lý tham gia ý kiến, đề xuất... Chưa có biện pháp nào được quyết định, bộ GD-ĐT còn phải có thời gian để nghiên cứu. Nhưng chắc chắn phải có biện pháp để xác định trách nhiệm của người vay vốn tín dụng đào tạo.

    Từ trước đến nay, đối với vốn vay tín dụng đào tạo chưa có biện pháp nào để ràng buộc chặt chẽ người vay thực hiện trách nhiệm trả nợ. Cùng với việc tăng thêm ưu đãi, mở rộng diện được vay, nhà nước tăng đầu tư cho tín dụng đào tạo lên tới hàng ngàn tỉ đồng... thì buộc nhà nước cũng phải có biện pháp để quản lý, bảo vệ duy trì nguồn vốn, tiếp tục tạo cơ hội cho những thế hệ sau.

    Vì thế chính phủ yêu cầu bộ GD-ĐT và cả các cán bộ quản lý các bộ ngành liên quan tham gia ý kiến, đề xuất biện pháp nào cho phù hợp trên cơ sở yêu cầu đó phải là một phương thức để người học đã được vay vốn ưu đãi phải có trách nhiệm trả nợ. Để thực hiện được điều này, tôi cho rằng có rất nhiều hình thức phong phú. Chúng ta cũng có thể học tập, rút kinh nghiệm từ những phương thức khác nhau mà các nước khác đã áp dụng.

    Ví dụ để thể hiện được SV là đối tượng có vay vốn và có căn cứ để người sử dụng lao động cùng phối hợp với nhà nước thu hồi vốn vay có thể kèm theo bảng điểm, hồ sơ của SV đó một văn bản chứng nhận hay xác nhận SV đó đã vay vốn tín dụng ưu đãi, thời gian cần hoàn trả…

    * Một số ý kiến cho rằng làm như vậy có thể ảnh hưởng đến tương lai, đến cơ hội tìm kiếm việc làm của SV, thậm chí là một sự xúc phạm đối với SV nghèo, thưa Phó thủ tướng?

    - Đứng từ góc độ quản lý, nhà nước đem tiền cho SV vay - tất nhiên tin cậy các em sẽ trả lại như cam kết - nhưng cũng phải có công cụ quản lý và chế tài. Bản thân người vay cũng nên thấy rõ trách nhiệm có vay có trả, có trách nhiệm với chính sách ưu đãi của Nhà nước để các thế hệ sau tiếp tục được trợ giúp, có cơ hội được đi học như mình.

    Việc xác nhận đối tượng vay sau khi tốt nghiệp cũng là cần thiết để người sử dụng lao động, các cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia chính sách này bằng việc khuyến khích người lao động trả nợ, hỗ trợ nhà nước thu hồi nợ. Vì đó cũng chính là một khoản đầu tư của nhà nước đào tạo nhân lực cho các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng.

    Tôi cho rằng những SV đã vay vốn tín dụng đào tạo đều hiểu rõ tín dung đào tạo là một chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các em có điều kiện học tập. Khi đã quyết định vay tiền ăn học, tôi tin các em có đủ tự tin và quyết tâm học hành, sau này tìm kiếm việc làm để trả nợ.

    Khi vay tiền, các em cùng với gia đình cũng tự nguyện cam kết sẽ trả nợ. Lòng tự trọng phải thể hiện ở việc các em có quyết tâm học tập, làm việc và trả nợ hay không chứ không phải ở việc cần giấu giếm mình đã vay tín dụng học tập. Vay tiền, mà vay nhà nước để ăn học, tại sao lại là một việc đáng xấu hổ?

    Chẳng có gì đáng xấu hổ, thậm chí còn phải cảm thấy tự hào và luôn thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc nỗ lực làm việc, hoàn trả nhà nước, cống hiến cho xã hội! Tín dụng đào tạo đang và sẽ trở thành một hình thức hỗ trợ rất phổ biến.

    Người học, người sử dụng lao động và xã hội sẽ càng ngày càng quen với phương thức này. Việc sử dụng sự hỗ trợ này để đạt được những kế hoạch, mục tiêu học tập của mỗi cá nhân là một việc hoàn toàn bình thường, đáng khuyến khích chứ không cần phải giấu giếm.

    * Xin cảm ơn Phó thủ tướng.

    school@net (Theo http://www3.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=2357)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.