Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89529416 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    10 vấn đề "nóng" của năm 2008

    Ngày gửi bài: 15/01/2008
    Số lượt đọc: 2558

    Trong 150 phút, tại hai đầu cầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các chuyên gia Phạm Chi Lan, người rất tâm huyết với phát triển DN Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Long, giảng viên môn Lịch sử, ĐH Maine, Mỹ đã cùng nhà báo Nguyễn Anh Tuấn xới lên những vấn đề trăn trở trong năm qua và cần được giải quyết trong năm 2008. Từ câu chuyện bình đẳng giữa DN tư nhân và DN nhà nước, giáo dục đào tạo, thu hút và sử dụng người tài, cải cách hành chính, chiến lược công nghệ quốc gia, xây dựng và gìn giữ bản sắc, cá tính dân tộc đến câu chuyện về một vị thế mới trên tư cách thành viên HĐBA Liên Hợp Quốc đã được bàn thảo.

    VietNamNet lược thuật cuộc bàn tròn trực tuyến chiều 27/12.

    Kiểm soát lạm phát: Cần cảnh báo nghiêm túc và khẩn thiết

    Rất nhiều câu hỏi của độc giả gửi về nêu lên băn khoăn về chất lượng tăng trưởng kinh tế khi giá cả tăng cao, đời sống người dân thường gặp nhiều khó khăn.

    Đây cũng là vấn đề nóng được các chuyên gia hết sức lưu tâm.

    "Lạm phát và tăng trưởng đang là vấn đề hết sức nóng bỏng. Có lẽ Việt Nam vẫn hơi chủ quan về vấn đề lạm phát, đặt tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu", Tiến sỹ Nguyễn Quang A thẳng thắn.

    Ông Quang A phân tích: Chính phủ đặt mục tiêu 9% tăng trưởng 2008, lạm phát dưới mức tăng trưởng. Việt Nam cần xem xét hết sức cẩn trọng chuyện này. Năm nay, theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng so với tháng 12 năm 2006 tăng hơn 12%. Nếu so với trung bình năm ngoái, tăng 8,3% thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP (8,44%). Chính phủ đã xem đó là một thành công. Điều này cần phải xem xét cẩn trọng.

    Năm 2007 là 1 trong 4 năm con số tháng 12 năm nay so với năm trước là 2 con số. Trong đó, có những con số mệt mỏi như tăng 20% về thực phẩm, 15% về lương thực. Đó là những con số đánh trực tiếp vào người thu nhập thấp.

    Ông Quang A cảnh báo: Nếu không cẩn trọng với lạm phát có thể gây rất nhiều vấn đề. Nếu lạm phát vượt qua ngưỡng nhất định, Việt Nam sẽ có thể vào vòng xoáy. Một khi vòng xoáy đã chuyển động, dù Việt Nam có hùng mạnh thế nào, Chính phủ có mạnh ra sao cũng chỉ có thể đứng nhìn.

    Theo TS. Nguyễn Quang A, không thể đặt mục tiêu lạm phát dưới tăng trưởng kinh tế là tốt. Cần tính nếu lạm phát năm nay tăng 8,3% thì đặt mục tiêu năm tới là 4,3% so với trung bình, 6% so với tháng 12 năm trước. Nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ là giảm lạm phát. Chính phủ cần được cảnh báo nghiêm túc về việc này. Lạm phát có thể làm tiêu tan sự phát triển trong 20 năm qua chỉ trong 1-2 năm thậm chí trong 6 tháng.

    Công bằng DN: Cần cải cách triệt để từ tư duy

    Chiếm 25% câu hỏi bạn đọc gửi đến, vấn đề bình đẳng thực sự giữa DN Nhà nước và DN tư nhân đã được các chuyên gia kinh tế cùng mổ xẻ. Theo bà Phạm Chi Lan, người rất tâm huyết với phát triển DN tư nhân, trong những năm qua, Nhà nước đã có những cố gắng tạo môi trường bình đẳng giữa DN nhà nước và tư nhân, với Luật Đầu tư và Luật DN.

    Tư tưởng lãnh đạo và hệ thống pháp lý là như vậy nhưng thực tế, Việt Nam sẽ còn mất một chặng đường nữa. Riêng về pháp lý, tất cả các thiết chế thực hiện luật cần cải thiện nhiều, đặc biệt trong chính sách kinh tế cụ thể. Hiện nay, trong định hướng phát triển của các ngành cơ bản, chủ trương đầu tư của nhà nước, hướng sự tham gia mức độ nào của các DN đều có sự bất bình đẳng, bà Lan nói.

    Sự mất cân bằng thứ hai là phân bổ nguồn lực. Đây là điều đáng lo ngại nhất. Thể chế, môi trường kinh doanh chắc chắn sẽ tiếp tục được cải thiện, phù hợp với cam kết quốc tế vì nếu không, bên ngoài sẽ "thúc" làm. Trong khi đó, phân bổ nguồn lực hoàn toàn là câu chuyện nội bộ và thực tế còn nhiều thiên vị. Sự bất bình đẳng, rào cản vẫn biểu hiện rất cụ thể đối với các DN.

    Bà Phạm Chi Lan dẫn chứng số liệu do ông Hồ Xuân Hùng, Phó ban Đổi mới DN Chính phủ đưa ra năm 2006, hơn 2000 DNNN nắm giữ hơn 70% nguồn lực, trong đó vốn đầu tư của Nhà nước 50%, vốn ngân hàng 60%, vốn ODA 70%, đất đai đến 70%. Con người, công nghệ, thị trường và quyền kinh doanh đều ưu tiên cho DN Nhà nước. Điều này gây khó khăn cho DN vừa và nhỏ. Hàng vạn, thậm chí hàng triệu DN chia nhau nguồn lực nhỏ bé, rất khó cho phát triển.

    Trong khi đó, hiệu quả của DNNN không cao, kéo theo sự hạn chế của toàn bộ nền kinh tế hoạt động. Nhà nước bù đắp chính bằng tiền thuế, mồ hôi nước mắt của người nông dân trên đồng ruộng. Người dân trở thành người lãnh đủ. Đất nước khó cạnh tranh, phát triển.

    Chia sẻ cách nhìn này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, trên thực tế, từ trước và đến giờ có ít bình đẳng. Câu chuyện bình đẳng DN cần nhiều công sức, thời gian, không đơn giản chỉ là đưa ra một luật.

    Ông nhấn mạnh, "sự không bình đẳng ấy nằm một phần trong đầu óc của những người ra quyết định rất lớn".

    Nhiều người vẫn còn mang nặng suy nghĩ là DNNN chắc chắn Nhà nước phải hỗ trợ này khác. Chừng nào chưa thật thoáng trong tư duy, thì còn rất khó có bình đẳng. Đây không chỉ đơn giản là câu chuyện vốn mà còn nhiều vấn đề khác. Ví dụ như vấn đề tín dụng. Không chỉ đầu tư của nhà nước mà cả các khoản vay của Chính phủ đều dồn cho DNNN. Hơn 20 năm qua, nhà nước mệt mỏi trong việc giải quyết nợ của DNNN với hàng chục nghìn tỷ đồng. "Chừng nào không có thay đổi tư duy tận gốc rễ, thì dù tìm ra giải pháp tạm vài năm cũng chưa giải quyết được câu chuyện công bằng DN. Chừng nào ràng buộc ngân sách với DNNN còn mềm, không cứng như tư nhân, thì chừng ấy, hiện tượng kém hiệu quả, kêu gào tiếp cận bầu sữa ngân sách nhà nước vẫn còn là chuyện khó giải".

    TS. Nguyễn Quang A phân tích, việc bình đẳng DN chỉ làm được khi quá trình cổ phần hoá, chuyển đổi DN quốc doanh thực hiện tốt, thiết thực hơn nữa. Nhiều DN, lĩnh vực, Nhà nước không cần phải giữ bao nhiêu nhưng trên thực tế, dù tiến hành cổ phần hoá DN thì vẫn làm rất hình thức. Nhà nước vẫn chiếm 80%. Muốn thực sự cải thiện tình hình, việc cải tổ, sắp xếp lại khu vực kinh tế tư nhân là quan trọng.

    Hiện Việt Nam tiến hành cổ phần hoá triệt để. Cổ phần hoá mà vẫn giữ một phần ưu thế thì không giải quyết được gì. Cần phải kiên quyết thiết chặt kỷ luật tài chính, có ràng buộc ngân sách cứng hơn. Có như thế mặt bằng cạnh tranh thực sự mới ngang bằng với nhau.

    "Tư duy quản lý, tư duy cải tổ cần thay đổi triệt để".

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn đặt vấn đề: Nói thay đổi tư duy còn chung chung quá. Cụ thể là phải thay đổi tư duy gì, như thế nào? TS. Nguyễn Quang A cho rằng, thay đổi tư duy phải bằng thực tế, sờ mó được, chứ không chỉ nói mà thực tế làm ngược lại. Hiện nay, Việt Nam chỉ đổi mới tư duy trên lời nói chứ không phải là đổi mới tư duy thực sự.

    Không tham vọng đưa ra những kiến nghị cụ thể, nhưng Viện Nghiên cứu phát triển sẽ thẳng thắn nêu những hiện tượng, căn bệnh được cho là nền kinh tế đang phải đương đầu và đưa ra khuyến nghị. Ví dụ với phân bổ quyền lực, từ chuyện 1 tập đoàn theo quy định của NHNN, cho một khách hàng không được vay quá 15% dư nợ tín dụng của họ, nhưng lại có ai đó bật đèn xanh được làm. Từ thực tế đến những gì ghi trên giấy là có vấn đề. Viện sẽ nêu thẳng thắn và khuyến nghị sự thay đổi.

    Sức cạnh tranh của mở cửa gấp 10 lần mệnh lệnh

    Trước ý kiến của bạn Hồ Viết Hoàng (Hà Nội): Phải chăng Nhà nước nên có yêu cầu, sức ép cụ thể đối với DNNN, như phải xây dựng thương hiệu ra sao, buộc họ hoạt động hiệu quả hơn, bà Phạm Chi Lan cho rằng, yêu cầu đầu tiên, tối thiểu cần đạt được là tính công khai minh bạch.

    2 lần Kiểm toán Nhà nước đưa công bố, tuy không đầy đủ nhưng vài con số đã đủ gây giật mình. Các con số chứng minh phần lớn DNNN lỗ lớn, được hưởng tỉ suất rất thấp so với bên ngoài. Những cái đó cần minh bạch hơn, công bố rộng rãi hơn với DN. Khi đó, phía cơ quan quản lý nhìn rõ yếu kém của DN, tăng kiểm soát và trách nhiệm. Còn bản thân DN thấy rõ bức tranh thực, không ảo tưởng. Chính các DNNN cần nhớ họ được giao trọng trách với những ngành then chốt. Đồng thời, những con số giúp xã hội có cách nhìn đầy đủ về thực tế, đảm bảo làm tốt hơn.

    "Chưa cần đặt ra yêu cầu, sức ép gì lớn, các DN cần đạt tiêu chí tối thiểu là tính minh bạch trong hoạt động", bà Lan nói.

    Tiến sĩ Quang A bổ sung, xét trên một góc độ, bản thân toàn bộ công dân Việt Nam là chủ của DN quốc doanh. Ông chủ phải có quyền đòi xem DN hoạt động như thế nào. Mặt khác, dù Nhà nước có đòi DN có gì chăng nữa thì chỉ chừng nào họ buộc phải làm mới mong có sự thay đổi.

    Chừng nào họ được ưu ái như đứa trẻ con được nuông chiều, không thể lớn được. Nhà nước phải để các DN có thể bị thua lỗ, phá sản nếu không có đủ khả năng, buộc DN phải cạnh tranh khốc liệt với môi trường quốc tế và trong nước. Trong toàn cầu hoá, DN buộc phải xen vào một vài khâu mạnh nhất trong chuỗi cung toàn cầu này. Cách làm co lại, từ A đến Z, tạo độc quyền như hiện nay không còn phù hợp trong thế giới này.

    Ngay chuyện yêu cầu tạo thương hiệu, dù Nhà nước có yêu cầu DN cũng không thể làm được. Đó phải là quá trình dần dần từng bước, nhảy xuống sông, xuống biển, tập bơi, nổi lên giành điểm mạnh, điểm hơn mới đạt được.

    Cách để DNNN cạnh tranh thực sự là phải mở cửa. Sức cạnh tranh của mở cửa còn mạnh hơn 10 lần lệnh từ trên xuống là phải làm này, làm nọ. Nhiều người e ngại mở cửa sẽ khiến DN yếu chết, nhưng thực ra càng khép cửa, DN càng yếu, càng chết bấy nhiêu. Thực tế một năm gia nhập WTO, DN chỉ mạnh lên chứ không hề yếu đi.

    "Phải làm sao để DNNN thực sự tự chủ, xiết chặt kỷ luật tài chính của nó, buộc nó minh bạch, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường", đó là giải pháp mà TS. Nguyễn Quang A đưa ra. Theo bà Phạm Chi Lan, song song với việc này, Nhà nước cần khuyến khích sự tham gia của DN dân doanh. DN dân doanh Việt Nam hiện đã đủ mạnh, miễn là Nhà nước để cho họ làm và tạo điều kiện cho họ.
    (Còn nữa)

    school@net (Theo http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/12/761201/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.