Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89513676 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đào tạo tiến sĩ: Lỗi mục đích hay lỗi hệ thống giáo dục?

    Ngày gửi bài: 15/01/2008
    Số lượt đọc: 2406

    Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết đinh lấy việc chấn chỉnh đào tạo sau đại học làm khâu đột phá trong việc cải cách giáo dục. Ngoài những tiêu cực Vietimes đã nêu trong chuyên đề “Ôi các ngài Tiến sĩ !”, chắc cũng còn không ít các việc phải làm. Một số việc cần làm sẽ được đề cập đến trong bài này.

    Hình như từ khi việc học ra đời thì thi cử và bằng cấp cũng xuất hiện tùy theo chính sử, khoa thi đầu tiên ở nước ta chỉ bắt đầu từ năm 1075 vào đời Lý Nhân Tông. Bằng cấp chẳng qua chỉ là một sự chứng nhận, một danh hiệu chứng tỏ người đi thi (sau này mới có những loại bằng danh dự) đã đạt được một chuẩn mực nhất định, trình độ nhất định kèm theo chất lượng (trung bình, khá hay xuất sắc) của kết quả thi.



    Thời xưa, ở các nước phương Đông bằng cấp giúp một người, sau khi có được nó sẽ đồng thời đạt được “danh” (để lại “tiếng thơm ngàn thu”, “bảng vàng bia đá”, mọi người kính nể và cũng có thể - như các nhà nho yêu nước hồi đầu thế kỷ 20 - dùng cái “danh” ấy như một cách tạo uy tín để tranh thủ quần chúng trong vận động cách mạng), đồng thời đạt được “lợi” (được tuyển lựa vào những địa vị xã hội nhất định, từ đó bước sang một tầng lớp cao hơn, quyền hành và lương lậu nhiều hơn, không kể đến những người làm quan để thực hiện lý tưởng “giúp dân dựng nước”). Trong thực tế, bằng cấp càng cao, chức vụ được bổ nhiệm càng lớn, và kèm theo đó, bổng lộc càng nhiều.

    Có lẽ vì lý do đó, bằng cấp thường được coi trọng đến mức thái quá. Xã hội phong kiến kia đề cao khoa cử, vì qua nó, đối với chính quyền là con đường tuyển chọn “nhân tài ra giúp nước” (nói cách khác là để tuyển chọn quan lại, đưa vào tầng lớp cai trị), còn đối với đại đa số dân chúng, đó là con đường tiến thân gần như duy nhất, để những người thuộc tầng lớp bình dân muốn “ngoi” lên. Đấy cũng là một nguyện vọng chính đáng.

    Đã mấy ai đi học chỉ vì mục đích muốn thấu hiểu “đạo lý làm người” (như một hệ quả tự thân của giáo dục), mấy ai học rồi, thi rồi, đỗ đạt rồi lại lui về ở ẩn, nếu không có một điều bất mãn gì đó ở chốn quan trường hay gặp thời “nhiễu nhương”, không có vua sáng, tôi hiền, hoặc làm một thầy đồ dạy học, lấy câu “tiến vi quan, đạt vi sư” làm điều an ủi.

    Đây chỉ là những câu chuyện cũ song không phải không ít ảnh hưởng còn dai dẳng cho đến bây giờ. Bởi cách đây không xa lắm, chỉ vào nửa đầu thế kỷ 20, trong các cuộc “giáo khoa thư” dạy ở tiểu học, vẫn còn những lời khuyên con cái, đại loại “… Trai thì đọc sách ngâm thơ/ Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa/ Mai sau nối được nghiệp nhà/ Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân”. “Đẹp mặt” là gì, nếu không phải là “danh”, “ấm thân” là gì, nếu không phải là “lợi” ?

    Tuy “lợi” là hệ quả trực tiếp của “danh” nhưng nhiều khi được coi trọng hơn “danh”. Bằng chứng là, vào đầu thế kỷ trước, khi thực dân Pháp vẫn để cho Triều đình tổ chức thi cử theo kiểu cũ nhưng Phủ Khâm sứ thông báo, những người đậu tuy được giữ những danh hiệu, học vị nhưng sẽ không có giá trị trong việc bổ nhiệm vào quan trường, thì việc học hành chững hẳn lại. Cái sự “ông nghè, ông cống cũng nằm co” đã đánh một đòn mạnh vào nền giáo dục khiến cửa hàng bày bán các “sách giáo khoa” bị ế ẩm, các thầy đồ thất nghiệp dài dài trong câu thơ Tú Xương “Cái học ngày nay chán lắm rồi/ Mười người theo học chín người thôi/ Cô hàng bán sách lim dim ngủ/ Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi” . Khi học không đem lại một mục tiêu cụ thể,người ta chẳng đưa con em đến thọ giáo các thầy đồ nữa. Cuối cùng Triều đình đành phải huỷ bỏ những khoa thi đó.

    Đôi khi, vì “lợi”, các Tiến sĩ thời nay còn hy sinh cả “danh”. Còn nhớ, ngày 1 tháng 4 năm 2004, mới tối hôm trước, Tivi đưa tin 2 Tiến sĩ Thứ trưởng một Bộ nọ (trong đó, 1 là giáo sư) đứng trước vành móng ngựa vì vụ án kinh tế Lã Thị Kim Oanh, thì ngay ngày hôm sau, cũng tại vành móng ngựa đó, lại 3 Tiến sĩ (trong đó có 2 giáo sư) lại cúi mặt nghe Toà chất vấn vì vụ tham ô ở ĐH Đông Đô. “Lợi” chẳng lấn át cả “danh” đó sao ?

    Nền giáo dục của chúng ta, kể từ đầu thế kỷ 20 dưới sự thống trị của Pháp, được tổ chức giống với phương Tây. Đó là nền giáo dục mà cả thế giới áp dụng, có khác nhau chỉ là tiểu tiết. Nó không giống chút nào với nền giáo dục kéo dài hàng nghìn năm dựa trên chữ Hán và những tư tưởng Khổng giáo. Cái học vị gọi là “Tiến sĩ” xưa và nay chẳng qua chỉ là sự trùng hợp về thuật ngữ chứ chẳng có chút liên quan nào, tuy nôm na có thể coi là “sau Đại học” (vì Văn Miếu luôn được mọi người gọi là “Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam” cơ mà !) Trong nền giáo dục ấy, việc học sau Đại học có rất nhiều (hàng trăm) ngành chứ không phải chỉ một loại giáo trình là Tứ thư - ngũ kinh…, văn bằng các cấp chỉ khác nhau bởi vòng thi; đề cao sự sáng tạo chứ không theo kiểu tầm chương trích cú học để thi và chỉ để thi mà thôi (nên còn gọi là “cái học khoa cử”).

    Mục đích đào tạo lên cao của nền giáo dục phương Tây (và hiện là của thế giới) là đào tạo nên những nhà nghiên cứu và giảng dạy (vì giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu; một người thầy giỏi trước hết phải là nhà nghiên cứu giỏi) để đi sâu vào chuyên môn, trở thành những chuyên gia hẹp trong ngành của mình, chứ không phải để ra làm quan. Sự khác nhau cơ bản là ở những điểm đó.

    Tiến sĩ là bằng cấp cao nhất của học vấn ở mỗi chuyên ngành, Trình độ tiến sĩ có thể khác nhau tùy thuộc từng nước, nhưng nói chung, yêu cầu đối với một tiến sĩ là có thể nghiên cứu độc lập, có khả năng mở ra một hướng mới trong khoa học.

    Việc tổ chức thi cử, cấp bằng một cách nghiêm chỉnh là việc hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Có như vậy mới chọn được người có thực tài để bố trí vào những công việc nhất định. Mục đích học sau đại học để có được tấm bằng bằng tiến sĩ ở Việt Nam “chắc là” cũng như ở bất kỳ nước nào khác, đó là để đào tạo các nghiên cứu viên có trình độ cao, để đi sâu vào nghiên cứu, nhằm giải quyết những vần đề của khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội – nhân văn.

    Trong thực tế, chúng ta có nhiều nghiên cứu sinh (trẻ) rất đam mê khoa học và coi làm luận án tiến sĩ là rèn luyện kỹ năng làm việc và tư duy, hệ thống hoá kiến thức và trong những năm đó, có những đóng góp nhất định cho khoa học. Họ là những người xứng đáng với học vị của mình do các Trường ĐH hoặc Viện nghiên cứu có thẩm quyền trao tặng.

    Nhưng tiếc rằng, bên cạnh đó còn nhiều bê bối như trong chuyên đề “Ôi, các ngài tiến sĩ !” mà Vietimes đã nêu ra và được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc, kể cả chính những người trong cuộc.

    Muốn giải quyết được những bất cập đó, đưa việc đào tạo vào nề nếp theo chúng tôi cần phải mổ xẻ nhiều vấn đề:

    - Quan niệm về học vị Tiến sĩ

    - Đối tượng đào tạo

    - Vì sao họ “chịu khó” quay lại trường ĐH hoặc các cơ quan đào tạo khác

    Muốn phân tích phải dựa trên nhiều số liệu song những số liệu đó không công bố và chúng tôi không có khả năng tiếp cận. Bởi vậy, có thể ít nhiều theo cảm tính. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mạnh dạn nêu ra những ý kiến của mình. Qua những hiện tượng đã gặp, chúng tôi thấy xuất hiện các vần đề sau đây:

    Theo chúng tôi, quan niệm về học vị Tiến sĩ có sự ngộ nhận của đa số người trong xã hội, và đáng buồn là hình như ngay trong những mắt xích của dây chuyền đào tạo Tiến sĩ, từ nghiên cứu sinh (người xin đăng ký để “làm tiến sĩ”), người hướng dẫn luận văn cho các tiến sĩ (kể cả Hội đồng chấm thi), đến người sử dụng tiến sĩ (khối phụ trách nhân sự) cũng có những ngộ nhận đó. Ở đây, chúng tôi tạm gạt bỏ những tiêu cực kèm theo quá trình đào tạo này (chẳng hạn coi việc đào tạo tiến sĩ như kế hoạch 3 tạo thêm một nguồn thu nhập cho Trường và cho người hướng dẫn, người hướng dẫn làm qua quýt để lấy thành tích khoa học dùng vào việc khác… nên cố tình không hiểu).

    Mục đích của việc đào tạo Tiến sĩ lâu nay hình như đã đi trệch hướng. Điều đó đã được PGS TS Phạm Duy Nghĩa nói trong bài phỏng vấn của Vietimes (ngày …) là “Đào tạo không có mục đích rõ ràng” hoặc thẳng thắn hơn “Đào tạo Tiến sĩ ở Việt Nam không phải là đào tạo để nghiên cứu cao cấp”. Cách hiểu (và làm) của nhiều người là: Tiến sĩ là học vị cao nhất của học vấn (điều này đúng), nó đảm bảo một trình độ đã được công nhận là “vĩnh viễn” cho người mang danh hiệu. Hãy “xoay” cho được cái bằng đã, sau làm gì cũng được và thông thường là làm lãnh đạo – không kể lãnh đạo nghiên cứu - như con số 70% hiện nay đã chứng minh. Khi đã có bằng tiến sĩ, có nghĩa là trình độ cao rồi, sẽ có khả năng giải quyết mọi việc.

    Chính vì hiểu sai Tiến sĩ là gì nên người ta mới “đổ xô” đi làm nghiên cứu sinh. Dễ dàng nhất là làm Tiến sĩ tại chức: vẫn ăn lương (cao), vẫn làm công việc cũ, đôi ba đợt đi dự giờ giảng (rất hình thức), rồi viết lách (thậm chí nhờ viết hộ) … cộng với nhiều thủ tục khác được thực hiện một cách quá thành thạo. Các bằng “phụ” ban đầu như ngoại ngữ và tin học chẳng hạn thì ngoài phố thiếu gì các Trung tâm sẵn sàng cung cấp. Bài báo được đăng ? Dễ ợt. Những tờ báo chuyên ngành của các Hội buộc phải tự nuôi sống, chẳng bao giờ từ chối đăng cả chục bài với khoản đóng góp không lấy gì làm cao lắm (họ chẳng cần biết là có phải “tiếp tay” cho những tiến sĩ giấy hay không). “Tráng men” được một tấm bằng rồi, ghi hai chữ Tiến sĩ một cách kiêu hãnh vào danh thiếp, thế là yên vị với danh hiệu ấy dến suốt đời, nếu không kèm theo việc so đo với “tiêu chuẩn” để mè nheo vài bậc lương hay đòi hỏi một chức vụ cao hơn với “trên”.

    Chính vì hiểu sai nên người hướng dẫn và cả Hội đồng chấm thi mới chấp nhận những đề tài không liên quan đến nghiên cứu mà chỉ là hệ thống hóa tài liệu và đưa ra nhận định như rất nhiều bằng Tiến sĩ của ta, Hội đồng mới sẵn sàng bỏ phiếu đỗ (có thí sinh nào trượt bao giờ đâu !) và thậm chí thường đánh giá là xuất sắc trong những đề tài mà chính Phó Thủ tướng Nguyễn Thiên Nhận “rất buồn vì những luận án không có gì mới về mặt khoa học”, “các nước đã làm từ lâu rồi” trong khi người bảo vệ không tỏ ra có khả năng gì trở thành một nhà nghiên cứu có triển vọng.

    Sự việc làm Tiến sĩ quá dễ, người nước ngoài cũng biết. Tác giả Bill Anson (Australia) kể: “Việt Nam rất khác biệt và đầy sáng tạo (!). Một quan chức theo học tại chức một chương trình có thể nhận được bằng cấp trong khoảng thời gian như của một sinh viên bình thường hoặc ngắn hơn rất nhiều” … và “Tương tự như trên, sau khoảng thời gian 2 năm, với tổng thời gian tham dự các khoá học là 2 tháng, sẽ nhận được bằng cấp và những học vị là Thạc sĩ hay Tiến sĩ.”. Rồi ông kết luận một cách mỉa mai: “Hệ thống giáo dục này đang tạo ra những siêu nhân” (KH&TQ, số 16-2004).

    Chính vì hiểu sai nên các cán bộ tổ chức mới lấy bằng cấp làm tiêu chuẩn để đề bạt cán bộ, bố trí họ (nếu đúng ý nghĩa chỉ chứng tỏ khả năng trở thành nghiên cứu viên độc lập) vào vị trí những nhà quản lý, tách họ ra khỏi mục đích đào tạo và khả năng của họ (nếu có thực) để đưa vào một “nghề” không đúng sở trường (ví dụ đề bạt hoặc giữ nguyên cương vị cũ cho những người sau khi có bằng Tiến sĩ kèm theo một sự chuyển đổi bậc lương). Và cũng chính vì thế mới có tình trạng như đã có tổng kết như đã nói: 70% các tiến sĩ không làm công tác nghiên cứu và giảng dạy.

    school@net (Theo http://www.vietimes.com.vn/vn/chuyende/4214/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.