Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89535876 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tại sao bố mẹ cho trẻ bỏ học?

    Ngày gửi bài: 09/01/2008
    Số lượt đọc: 2467

    Vương Trí Nhàn
    So với chuyện lũ lụt dịch bệnh, tai nạn giao thông thì chuyện trẻ em bỏ học nghe có vẻ không mấy quan trọng, nhiều người chỉ thờ ơ nghe rồi bỏ qua. Riêng tôi cứ thấy lấn bấn phải nghĩ về nó, cái hiện tượng ngược đời ấy. Và tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ là đặt mình vào địa vị đám trẻ và gia đình đám trẻ đó để biện hộ cho hành động kỳ cục của mình.

    Giả sử tôi cũng đang sống ở Quảng Ngãi, Phú Yên… hay một tỉnh nghèo nào đó, và gia đình cũng nghèo nghèo tội tội, sau đây là lý lẽ khiến tôi cho con nghỉ học.

    Vâng, có ngu mấy thì tôi cũng biết rằng con người ta thì phải lo học rồi mới nên người. Lại cụ thể hơn, đài báo, các phương tiện truyền thông, loa phường hàng ngày vẫn rót vào tai tôi rằng đất nước trong thời hội nhập càng ngày càng cần người có lao động có tay nghề. Bây giờ mà học giỏi ấy ư, khối công ti nước ngoài họ tuyển mộ, lương tháng hàng chục vé là cái chắc.

    Nhưng tôi lại biết ngay là nền giáo dục này đâu có đào tạo nổi những người giỏi giang đó. Phải du học kia, lấy đâu ra tiền để tôi cho con đi học bây giờ.

    - Ai bảo ông leo cao cho ngã đau? Xin ông hãy cứ nghĩ là con ông học xong đi làm nhà nước đã, không tuyệt vời sao?

    - Thứ nhất thi cử khó lắm, một trăm học sinh hết phổ thông chỉ độ ba chục gì đấy vào đại học. Tôi đâu đủ sức cơm đùm cơm nắm cho con theo học, nhất là thời buổi học phí tăng này.

    Thứ hai, có học xong đại học nữa, chắc gì đã xin được biên chế nhà nước. Cơ quan nào bây giờ người ta cũng khép kín, cha về thì dúi con vào thay. Ngoài ra, còn ít chỗ là để các ông ấy mua bán, mỗi xuất vài chục triệu, nó đã là luật rồi, không có tiền thì đừng tính chuyện tuyển dụng gì hết.

    Thứ ba, giá kể giỏi giang xin được vào cơ quan rồi, thì cũng chắc đâu là có sử dụng đến cái kiến thức mình học được. Các sếp có cách làm riêng, mình mang bài bản ra bàn chỉ tổ làm cho các sếp bực mình.

    Trong đầu óc chúng tôi chuyện tiêu cực trong giáo dục nhìn đâu cũng thấy: trường sở chỉ có bộ khung, phương tiện học tập thiếu; các thày các cô được đào tạo cẩu thả qua loa, vào nghề không phải do yêu trẻ mà chỉ do thời buổi này nghề cầm phấn cũng kiếm ra tiền, chả kém gì hải quan thuế vụ; sách giáo khoa cổ lỗ; chuyện tiêu cực cấm chỗ này phòi ra chỗ khác … Hơn bù kém, bọn tôi tính cho trẻ ở nhà trước đi cho xong .Thà mang tiếng con cái mình dốt nát còn hơn có một lớp trẻ với mớ kiến thức dang dở và một cách sống bon chen giả dối .

    Những lý lẽ trên đây có thể xem như một thứ suy diễn từ ngoài, chắc nhiều người trong cuộc không nghĩ vân vi đến thế.

    Nhưng, bằng vào kinh nghiệm cá nhân, tôi dự doán ở họ, những ý nghĩ ấy đã lờ mờ hình thành, tôi chỉ thúc cho cái mầm lớn thành cái cây, tức mang lại cho ý nghĩ của họ một hình thức rõ rệt. Bảo rằng chính xác 100%, tôi không dám chắc, song cứ ghi ra đây để bà con phát biểu thêm. Ai bác bỏ giúp tôi, tôi xin cảm ơn .

    school@net (Theo Nông thôn ngày nay)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.