Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89518487 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Trong ngần bóng gương

    Ngày gửi bài: 14/12/2007
    Số lượt đọc: 2548

    (LĐCT) - Bụi tre trước cổng nhà ông rậm rì, xanh om như những bụi tre ở bất cứ cổng làng Bắc Bộ nào. Căn nhà khiêm nhường của gia đình ông cách thế nhân ồn ã bằng một cánh cổng gỗ xanh da trời xộc xệch, khoá ơ hờ, lỏng lẻo.

    Ông cười hiền từ: "Thì nhà bác có gì đâu mà phải phòng chống người gian...".

    Thưa bác, cháu muốn hỏi bác: Vì sao, qua điện thoại, bác đồng ý mời cháu tới nhà, nhưng dặn trước, trò chuyện, chỉ nói về toán cơ, chứ không chuyện giáo dục. Mặc dù, cháu biết, câu nói của bác được nhiều thế hệ học trò ghi nhớ, đó là: "Sự nghiệp của cả đời tôi là đào tạo"?

    - Bác tặng cháu cuốn kỷ yếu này để bác cháu mình đỡ vấn đáp với nhau nhé! Bác không phải là chuyên gia giáo dục. Tuy nhiên, dù muốn hay không, bác làm giáo dục cũng gần 50 năm, trong phạm vi hẹp là đào tạo những nhà toán học.

    Nhân tiện bác nói cho cháu biết luôn, bác đã đào tạo 12 tiến sĩ. Trong kỷ yếu này, bài viết về bác, có nhấn mạnh, từ lâu rồi, GS Áng luôn khuyến khích học trò tự học. Hồi đầu tháng 9 rồi, nghe Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết nói, học trò phải tự học là chính, bác cảm động lắm. Chủ tịch Nước nói ông cũng là người học toán...

    Thế bác tự học như thế nào ạ?

    - Suốt đời bác là tự học. Người thầy nói về tư tưởng bao quát, đường lối đi, còn tự mình mày mò chứ. Tự đi mới phát triển tư duy. Tự học để không bị bảo thế nào, làm thế đó.

    Cháu cảm giác muốn tự học cũng phải có... hoàn cảnh thuận lợi? Hình như bây giờ, khó tự học hơn hồi trước?

    - Với bác, chuyện tự học thời nào cũng vậy thôi. Tự học không có nghĩa bị thả vào sa mạc. Thế thì làm sao tự học được? Có thầy đường đi rộng lớn bao la hơn chứ. Càng tự học càng phải có thầy. Nhưng có những điều không phải ai cũng giảng giải cho mình. Phải có khung cảnh. YÁ bác là ý đấy. Chủ tịch Triết nói tự học, cũng phải hiểu theo ý nghĩa này.

    So với thời cháu đi học, trẻ con bây giờ học hành vất vả quá, bác ạ!

    - Mấy đứa cháu của bác cũng cứ phải đi học suốt ngày. Bác nghĩ, trẻ con mới đi học, 5-7 tuổi, không cần nhồi nhét kiến thức đâu. Để chúng học hành thoải mái. Mà điều này muốn thành hiện thực thì cũng phải trên quyết. Có đơn giản đâu? Hồi bé, bác học trường làng, ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây). Học thong thả, nhẹ nhõm lắm.

    Như cháu thấy, hình như, thầy giáo thế hệ trước nhiều kinh nghiệm, nhiều lòng yêu nghề hơn?

    - Có lẽ vì trước ít thầy, sự chọn lọc cao hơn. Giờ nhiều thầy, thì phải có người thế nọ, có người thế kia. Đấy, bác nghĩ thế.

    Thưa bác, thế có bao giờ bác nghĩ tới điều, mình ở đâu trong nền toán học Việt Nam. Và theo bác, hiện, toán học nước ta ở đâu trên bản đồ toán học thế giới?

    - Bác không bao giờ nghĩ tới điều này. Về hưu rồi, bác vẫn làm việc của bác thôi: Khảo cứu, tư vấn học trò. Tuần ba lần, học trò của bác, người đỗ tiến sĩ, người chưa, vẫn tới nhà bác hỏi vài câu. Bác nghĩ, người Việt mình rất năng động về toán. Bác biết là nước mình vẫn còn những người làm toán hăng say, có tâm với toán, có kết quả nhất định.

    Trong những cuộc thi toán nhất định, với những cái giải có được, ta cũng không kém cạnh ai. Nhẹ dạ nói thì nói là cuộc thi cho ta thấy trình độ toán học của ta. Bác nghĩ là cũng vừa phải thôi. Như Sơn cháu bác (nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn) là người Châu Á đầu tiên đoạt giải nhất cuộc thi Chopin. Hai mươi năm sau, Trung Quốc mới có người đoạt giải nhất. Điều này không có nghĩa về âm nhạc, người Việt mình giỏi hơn cả người Trung Quốc, người nước khác.

    Tiểu thuyết "Đo thế giới" của nhà văn Đức Daniel Kehlmann có nhân vật Alexander von Humboldt-nhà địa lý, tự nhiên học nổi tiếng của Đức đã nói: Làm sao người ta có thể sống được mà chẳng thèm đếm xỉa tới sự chính xác? Thưa bác, nếu sự chính xác ở đây, tạm hiểu là toán học...

    - Nói về cái sự cần thiết của toán ấy, thì xưa nay, ở đâu, có nước nào không dạy, học toán đâu!

    Có người tính rằng, nước mình mỗi năm cần ít nhất 50 nhà toán học, bác ạ?

    - 50 là nhiều lắm đấy!

    Mở đầu cuộc trò chuyện, bác nói, bác là người may mắn. Có thể dùng toán tính đời mình thế nào ạ? Và nếu nói lan sang chuyện dự đoán để lường trước nhiều chuyện trong tương lai, vận mệnh một đất nước?

    - Cá nhân bác không không tính toán thế bao giờ, chỉ thấy sống dễ chịu thôi.

    Một nhà toán học may mắn nghĩa là sao ạ?

    - Bác gặp nhiều điều may, chứ không phải mọi điều đều may. Cũng là tất cả cố gắng của bác thôi. Có người đấy, chạm đâu, vấp đó. Thứ hai nữa là ở đời có những việc rất khó nói. Như chuyện dự báo, chuyện số phận... Tất cả tuân theo quy luật tự nhiên thôi. Có những điều, để đỡ mất thời gian giải thích, là lặng nghe âm nhạc. Âm nhạc chữa được nhiều điều lắm... VCD bản Trio N 3 của Joseph Haydn thu âm năm 2004 này, hai người chơi Flute là bác và Vũ Huy Đạt, một người chơi Cello là Trần Thị Mơ. Sắp tới bác, sẽ ra Hà Nội ghi âm đấy.

    Những năm gần đây, hiếm nhà khoa học, nghiên cứu, văn hoá Việt Nam có vinh hạnh được bạn bè, đồng nghiệp, học trò góp sức làm chung cuốn sách tặng. Cũng như tập biên khảo "Từ Đông sang Tây" (NXB Đà Nẵng 2005) được thực hiện để tặng GS Lê Thành Khôi, kỷ yếu "Trong ngần bóng gương" ngay trang đầu có hàng chữ "Quan điểm trình bày trong mỗi bài viết là quan điểm riêng của mỗi tác giả". Một ghi chú hiếm hoi trên những cuốn sách được ấn hành ở nước ta! Tôi cố gắng đọc hết cuốn kỷ yếu, rồi thầm tiếc, giá như trước khi đến gặp GS Đặng Đình Áng, tôi được đọc cuốn sách này.

    Trong kỷ yếu, học trò trích dẫn vài lời nói của giáo sư-người được kính trọng gọi là thiền sư toán học, một nhân cách văn hoá: "Với tôi, âm nhạc, mà nhất là nhạc cổ điển, như một phép dưỡng sinh, giúp tôi thấy thanh thản, tĩnh tâm, yêu đời. Biết làm việc nghĩa là biết nghỉ ngơi và thưởng thức… Đã ở tư duy mức độ cao thì phải cô độc. Chỉ có mình với mình mới dẫn đến thành công. Toán học hay nghệ thuật đều phải thế. Trong cô đơn có niềm vui và hạnh phúc".

    "Trong ngần bóng gương" do PGS - TS Nguyễn Dũng, TS Nguyễn Xuân Xanh chủ biên, NXB Tri Thức ấn hành cuối năm 2006 với chỉ 500 bản. 35 tác giả tham gia viết sách - người là học trò, người không, người ở trong nước, người ở nước ngoài. Kỷ yếu có ba phần, phần thứ nhất dưới tiêu đề "Khoa học và giáo dục" có các bài viết chủ yếu về thực trạng nền giáo dục nước nhà với những đề nghị, kiến nghị cụ thể, trong đó, chú trọng giáo dục cấp đại học.

    Phần hai "Tri thức và phát triển" đề cập vai trò người trí thức Việt Nam (trong nước và ngoài nước) thời toàn cầu hoá, giới thiệu gương một số nhà khoa học thế giới, phần ba là những kỷ niệm của đồng nghiệp, học trò với GS Đặng Đình Áng.

    Phần 1 cuốn kỷ yếu có những bài viết đáng chú ý như "Giáo dục tư hay công-nhìn từ góc độ lý thuyết kinh tế" của Vũ Quang Việt; "Từ những cải cách của GS, TS Đặng Đình Áng ở ĐH Sài Gòn nghĩ về giáo dục ngày nay" của TS Nguyễn Mộng Giao-Viện Khoa học và Công nghệ VN. Và, một đề án xứng đáng được tham khảo của nhóm tác giả là 6 giáo sư, nhà nghiên cứu, chuyên viên Việt kiều là Hồ Tú Bảo (Nhật Bản), Trần Nam Bình (Australia), Trần Hữu Dũng (Hoa Kỳ), Trần Văn Thọ (Nhật Bản), Hà Dương Tường (Pháp), Vũ Quang Việt (Hoa Kỳ) về vấn đề sử dụng trí thức Việt kiều để xây dựng giáo dục đại học chất lượng cao.

    Theo các tác giả, đề án này cũng hội tụ với ý tưởng xây dựng một ĐH "hoa tiêu" mà nhóm nghiên cứu của GS Hoàng Tụy đã đưa ra. Nhóm tác giả hy vọng, việc công bố rộng rãi đề án đóng góp phần nào vào cuộc thảo luận cần thiết cho công cuộc cải tổ nền giáo dục ĐH Việt Nam, như mong muốn từ lâu của GS Đặng Đình Áng nói riêng và của những người ưu tư về tiền đồ dân tộc nói chung.

    GS - TS Đặng Đình Áng sinh 1926, 1951 vào Sài Gòn, 1953 sang Hoa Kỳ du học tại ĐH Kansas, học bổng Fullbright. 1958 nhận bằng tiến sĩ toán cơ tại Học viện California.

    1960-1975, trở về VN, được bổ nhiệm làm Trưởng ban Toán tại ĐH Sài Gòn. 1980, cùng GS Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu... được Nhà nước phong danh hiệu giáo sư đợt đầu. 1988 là Chủ tịch Hội toán học TPHCM. Ông có 130 bài báo đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước. Hiện ông là cố vấn TT Phát triển Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TPHCM, cố vấn Viện Cơ học ứng dụng. Ông có 5 người con, 3 người nối nghiệp cha.

    school@net (Theo Lao Động Cuối tuần số 47 Ngày 02/12/2007)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.