Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89520215 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    “Tôn sư trọng đạo thời nay”: Thầy - trò bình thường mà vi diệu

    Ngày gửi bài: 28/11/2007
    Số lượt đọc: 2661

    Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh

    Cơ chế quản lý khiên cưỡng, bất chấp quy luật, lợi ích cá nhân đẩy thầy và trò vào thảm họa.

    Việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu đã gây ra thảm trạng suy giảm năng lực nghiệp vụ cũng như xuống cấp lương tâm nghề nghiệp của không ít giáo viên.

    Tôi có người bạn dạy ở khoa Văn Đại học Tổng hợp thành phố, luyện thi và dạy thêm rất nghề, nghe nói nhờ đó mà xây được cả nhà lầu. Thỉnh thoảng y ghé rủ đi uống rượu nhưng bất kể uống tay đôi hay cả đám thì lần nào cũng giành trả tiền bằng được mới chịu thôi.

    Bán chữ, cho điểm

    Có lần tôi tỏ ý băn khoăn vì cứ để y tốn tiền, y nói: “Mày nghiên cứu viết sách như cửa hàng đặc sản, giá cao, khách ít. Tao dạy học, luyện thi như quán cơm bình dân, ai cũng phải ăn, doanh thu đều hơn, cứ để tao trả tiền, có gì mà ngại!”. Cách ví von sặc mùi ăn nhậu ấy tuy có chỗ chưa ổn lắm nhưng cũng ít nhiều cho thấy việc học tập từ phổ thông tới đại học đã trở thành một nhu cầu phổ biến trong xã hội hiện nay. Có điều vì được đáp ứng một cách ít nhiều không lành mạnh, nhu cầu vốn lành mạnh ấy lại đang có chiều hướng phát triển theo những xu thế đáng buồn...

    Có lần uống rượu với y cùng một đám bạn đều là giáo viên đại học, chuyện trò lan man qua việc “xin điểm” của sinh viên cả chính quy lẫn tại chức, tôi hỏi: “Sinh viên xin điểm thì mày có cho không?”.

    Y cười nói: “Có khi tội nghiệp cũng cho, điểm có phải của mình đâu mà tiếc!”. “Thế có nhận báo đáp không?”. Y nghiêm mặt “Chữ là của tao thì tao mới bán, chứ điểm là của nhà nước nên tao chỉ cho thôi. Nhưng đúng là cũng có đứa bán điểm lấy tình, tiền hay quan hệ này khác. Phức tạp lắm!”. “Thế là chấp nhận giảm chất lượng à?”. “Bây giờ nhiều người đi học không phải vì học vấn mà vì bằng cấp thôi, mày ơi!”.

    Rõ ràng khuynh hướng chạy theo bằng cấp đang tác động xấu tới cả hoạt động lẫn hệ thống giáo dục và theo chiều hướng ấy cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong quan hệ thầy trò.

    Hàng hóa phi vụ lợi

    Quan hệ thầy trò là một trong những quan hệ vi diệu bậc nhất của xã hội loài người. Việc dạy học - tức truyền thụ tri thức văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp... từ lâu đã trở thành một hoạt động chuyên nghiệp trong đời sống xã hội. Tóm lại là một cái nghề. Tri thức, kỹ năng của người thầy do đó đã trở thành một thứ hàng hóa nhưng đây là một hàng hóa đặc biệt được trao đổi theo một hệ thống chuẩn mực, nghiêm ngặt, trong đó đặc trưng nổi bật là tính chất phi vụ lợi.

    Nhưng trong hoàn cảnh hoạt động sản xuất, phân phối các sản phẩm tinh thần đang có nhiều thay đổi như ở Việt Nam hiện nay, quan hệ trao đổi của hệ thống giáo dục cũng phát sinh nhiều yếu tố không lành mạnh. Đồng lương không đủ cho giáo viên sống và học tập trau dồi nghề nghiệp thì tự nhiên họ sẽ phải tham gia một hệ thống sản xuất khác để đảm bảo chuyện cơm áo.

    Việc tham gia cùng một lúc vào ít nhất là hai hệ thống sản xuất khác nhau như vậy tất yếu dẫn tới sự nảy sinh những loại nhân cách kinh tế lưỡng phân tác động ngược lại tới hoạt động sản xuất-nghề nghiệp chính thức của họ. Đặc biệt là trong trường hợp hệ thống thứ hai không thực sự góp phần làm tăng trưởng các quá trình sản xuất-phân phối sản phẩm tinh thần.

    Chẳng hạn khi rất nhiều giáo viên ở thành phố tạo ra một hệ thống sản xuất giả bằng việc dạy thêm thì quán tính khai thác nguồn thu nhập từ học sinh này tất nhiên sẽ đưa nhiều trường học tới chỗ đặt ra các khoản phụ thu trái với quy định của ngành, cũng như bất chấp lương tâm nhà giáo.

    Chuẩn mực phi vụ lợi trong quan hệ thầy trò vốn là một yếu tố đảm bảo cho sự vận hành thông suốt của guồng máy giáo dục quốc gia ở những trường hợp này đã bị gạt bỏ. Đây cũng là lý do khiến cái “chợ chữ” ở Việt Nam nhiều năm qua xem ra ngày càng bát nháo, bệ rạc và nhiều người bán cũng trở nên thực dụng, tồi tệ một cách đáng thương.

    Mối tương quan nhân cách và đạo đức!

    Từ một góc độ khác, sự vi diệu trong quan hệ thầy trò còn thể hiện ở chỗ tương quan nhân cách và học vấn giữa đôi bên. Nhìn chung, dù là xã hội nào cũng phải ít nhiều thừa nhận sự bình đẳng giữa con người, nên quan hệ thầy trò là một tương quan bình đẳng về nhân cách, nhất là trong trường hợp trò là người đã trưởng thành. Nhưng môi trường giáo dục lại nảy sinh trên cơ sở sự không ngang bằng về học vấn, nên ở đây luôn luôn tồn tại một tương quan không bình đẳng.

    Theo đó, trò phải nghe lời thầy, nếu không phải là tuyệt đối thì ít nhất cũng là thường xuyên. Sự tồn tại cùng lúc hai quan hệ nói trên dẫn tới sự khác biệt trong quan niệm chính thống về quan hệ thầy trò ở những xã hội khác nhau.

    Chẳng hạn xã hội hiện đại ủng hộ tương quan bình đẳng giữa thầy và trò, còn xã hội phong kiến ủng hộ tương quan bất bình đẳng. Nhưng nếu một trong hai mối tương quan nói trên phát triển tới mức cực đoan thì bản thân hệ thống giáo dục sẽ bị phá vỡ, nên xã hội phong kiến đòi hỏi ngoài học vấn người thầy còn phải trở thành một tấm gương về nhân cách, còn xã hội hiện đại đòi hỏi họ phải trau dồi học vấn không ngừng.

    Cả hai khuynh hướng nói trên đều nhằm đảm bảo tương quan bất bình đẳng cần thiết giữa người dạy và người học.

    Phủ nhận lợi ích cá nhân là thảm họa

    Nhưng thực tế nhiều năm qua cho thấy hệ thống giáo dục ở Việt Nam đã không giữ được mối tương quan bất bình đẳng cần thiết vốn là nền tảng của chất lượng và hiệu quả giáo dục nói trên mà thay thế bằng các loại chỉ tiêu của ngành giáo dục.

    Chuẩn mực dạy người học biết cách học của hoạt động giáo dục đã bị gạt qua một bên bởi những con số và phần trăm ngoạn mục trong các báo cáo tổng kết của ngành giáo dục... Và như trong một phản ứng dây chuyền, việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu đã gây ra thảm trạng suy giảm năng lực nghiệp vụ cũng như xuống cấp lương tâm nghề nghiệp của không ít giáo viên, đặt quan hệ thầy trò trong trường học vào hàng loạt mâu thuẫn phi lý nên không thể nào giải quyết.

    Ở đây, các chỉ tiêu đánh đồng giáo dục với kinh tế đã làm giáo dục đi chệch mục tiêu vốn có, nên không lạ gì mà trong rất nhiều trường hợp, quan hệ thầy trò từ phổ thông tới đại học hiện nay chủ yếu chỉ còn là một quan hệ hành chính.

    Ở đó đôi bên không những không có tình cảm thân thiết cần có giữa thầy và trò mà còn không có cả ý thức cần thiết về các lợi ích và mục tiêu chung...

    Nhưng sẽ là bất công nếu đổ hết trách nhiệm về những tiêu cực trong quan hệ thầy trò hiện nay cho ngành giáo dục. Họ cũng ra sức Nói Không Với rất nhiều cái, như Nói Không Với bằng cấp không thực chất, Nói Không Với học thêm và dạy thêm sai quy chế, Nói Không Với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội v.v...

    Có điều không ai có thể Nói Không Với lợi ích cá nhân, cái đưa tới tất cả những cái mà họ đang Nói Không Với nói trên. Trên nhiều đường đua vì lợi ích cá nhân hỗn loạn hiện nay, không thể nào đòi hỏi mọi người phải có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, cho dù đó là các nhà giáo.

    Nhưng cũng chính vì thế mà có thể nghĩ tới việc trả lại sự trong sáng và tích cực của quan hệ thầy trò ở Việt Nam hiện tại bằng cách tạo ra trong xã hội chỉ một đường đua duy nhất với một điều lệ duy nhất mang tính pháp lý cho tất cả mọi người trong cuộc đua chạy theo lợi ích cá nhân.

    school@net (Theo http://www.phapluattp.vn/news/giao-duc/view.aspx?news_id=203)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.