Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89519720 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Hệ lụy từ một chuyện “đạo văn”?

    Ngày gửi bài: 21/11/2007
    Số lượt đọc: 2746

    Sau khi xuất bản loạt bài “Ôi các ngài tiến sĩ!”, Vietimes nhận được rất nhiều bài viết về chất lượng đào tạo sau đại học, cũng như chất lượng một số công trình nghiên cứu của các tiến sĩ hiện đại… Vietimes xin trân trọng giới thiệu bài viết (dưới hình thức lá thư ngỏ) của nhà văn, nhà phê bình lý luận nổi tiếng Nguyễn Hòa về vấn đề này. Ông cũng chính là nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua mạnh mẽ chỉ ra một số tiến sĩ đã “đạo văn”, lấy trí tuệ, công sức của người khác làm của mình…

    Thưa ông!

    Như ông đã biết, trên báo Thể thao - Văn hoá (5/12/2006), trong bài PGS TS Nguyễn Chí Bền tiếp tục "đạo văn"? tôi có đề cập tới tình trạng “đạo văn” trong cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam. Những tưởng việc làm nghiêm túc của tôi sẽ nhận được sự chia sẻ của ông - người đang đứng đầu một trường đại học về văn hóa của nước nhà, thì quả là bất ngờ, đầu tháng 1.2007, tôi lại được đọc bức thư đề ngày 15.12.2006 của ông gửi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân để vừa bào chữa cho tình trạng ăn cắp trong cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam do GS Trần Quốc Vượng chủ biên, vừa phê phán các đánh giá của tôi về cuốn sách này.



    Trong thư ông viết: “Là cán bộ quản lý một trường đại học, tôi có trong tay bản in nội bộ năm 1997 và bản in chính thức năm 1998 của cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Viêt Nam. Ngay trong lời nói đầu bản in năm 1997, GS V đã viết: “Lần đầu tiên giáo trình được biên soạn, chắc rằng không khỏi có thiếu sót, chúng tôi chỉ coi đây là sơ thảo”, và ông viết tiếp: “Là người quản lý trường đại học, tôi biết các giảng viên và sinh viên đánh giá cao cuốn giáo trình này. Một giáo trình mỗi năm tái bản vài ngàn cuốn, lại tái bản liên tục nhiều năm, không phải dễ có trong giới đại học. Là một giảng viên đại học, bản thân tôi cũng rất trân trọng tác giả của cuốn sách”… Rồi ông cho rằng: “Bản in mà ông Nguyễn Hoà phê phán chỉ là bản thể nghiệm, những lỗi ấy đã sửa chữa khi giáo trình được xuất bản chính thức. Dùng những thiếu sót của bản in thể nghiệm mà khái quát tội “đạo văn” cho các tác giả thì chưa thấu tình…”. Tiếp xúc với ý kiến của ông, tôi buộc phải viết Thư ngỏ này, đặng làm sáng tỏ vấn đề, hy vọng qua đó ông sẽ có điều kiện xem xét cụ thể, có thêm cơ sở để cân nhắc lại.

    Thưa PGS TS Trần Đức Ngôn, nếu ông đã thật sự đọc cuốn giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam do GS Trần Quốc Vượng chủ biên xuất bản lần đầu tiên vào năm 1997 tại NXB Giáo dục, ông sẽ thấy trong đó hoàn toàn không có bất kỳ một dấu vết chữ nghĩa nào có liên quan tới các khái niệm “nội bộ” và “thể nghiệm”. Do vậy, tôi không hiểu tại sao ông lại gán cho bản in ấy các ý nghĩa là “bản in nội bộ”, là “bản in thể nghiệm” rồi dựa vào đó để phê phán ý kiến của tôi và như thế theo ông, liệu đây có phải là hành vi khoa học lương thiện?

    Bên cạnh đó, ông có biết, ngay sau khi cuốn giáo trình được xuất bản, báo Thể thao - Văn hoá số ra ngày 16/9/1997 đã đăng bài trả lời phỏng vấn của GS Trần Quốc Vượng do Nguyễn Thị Minh Thái thực hiện với nhan đề Cơ sở văn hoá Việt Nam - một giáo trình được soạn thảo công phu. Phần giới thiệu bài phỏng vấn trình bày rành mạch đây là một công trình “rất đáng giá… đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức chọn làm giáo trình…”, còn GS Trần Quốc Vượng cũng khẳng định rất cụ thể: “Cuốn sách đã được viết theo đơn đặt hàng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được chọn làm giáo trình”. Chẳng lẽ với ông, điều quả quyết của GS Trần Quốc Vượng trên đây lại chỉ tương ứng với một bản in chỉ mang tính chất “nội bộ” và “thể nghiệm” hay sao?

    Chính bởi đọc những lời khen ngợi “hơi bị” vội vàng của Nguyễn Thị Minh Thái mà tôi buộc phải viết bài Về một cuốn giáo trình “công phu” và “đáng giá” để đăng trên báo Thể thao - Văn hoá (13/1/1998) nhằm chứng minh rằng trước khi nói đến chuyện đáng giá hay công phu, thì trước hết cần phải khẳng định cuốn giáo trình đích thị là một công trình “đạo văn”. Bằng chứng tôi đưa ra trong bài viết xác thực đến mức sau đó hoàn toàn không thấy vị thành viên nào đó đã cố tình “đạo văn” để viết cuốn giáo trình dám công khai phân bua, thanh minh hoặc nhận lỗi trên báo chí. Sau gần 10 năm, họ vẫn tuyệt đối im lặng, chưa có lấy một lời xin lỗi Bộ Giáo dục - Đào tạo, xin lỗi sinh viên, xin lỗi bạn đọc về hành vi đáng xấu hổ của mình. Liệu ông có biết tới việc đó hay không? Thêm nữa, ông có thể cho biết lý do tại sao chừng ấy năm không thấy ông hăng hái, nhiệt tình đứng ra bảo vệ “lẽ phải”, và liệu tôi có thể tin rằng quãng mười năm trước ông cũng chẳng biết trên đời này đã có một cuốn giáo trình mang tên là Cơ sở văn hoá Việt Nam!?



    Thưa ông, hẳn là ông đã không biết, cũng trong năm 1997, cuốn giáo trình còn được ra mắt tại NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Và trong đó, phần lớn các phần “đạo văn” đã được người ta “úm ba la” ghi chú theo lối nhập nhằng như: “Bài này chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của PGS TS Trần Ngọc Thêm…, chúng tôi dựa vào kết quả nghiên cứu của GS Đinh Gia Khánh…, chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của Lương Ninh… Ngô Văn Doanh…”.

    Theo tôi, đây là một thao tác không sòng phẳng, dễ tạo ra sự mơ hồ, vì so với bản in ở NXB Giáo dục (1997) thì chỉ các đoạn, các phần nào có “đạo văn” (theo đúng nghĩa đen của khái niệm này, tức là chép nguyên văn không sai một dấu chấm, dấu phảy) quá lộ liễu thì người ta đưa vào ngoặc kép, phải chăng bằng thủ pháp đó, người ta tưởng rằng sẽ phi tang được hành vi “đạo văn”?

    Tôi xin giới thiệu sơ qua để ông được biết, trong phần Giao lưu và tiếp xúc văn hóa trong văn hóa Việt Nam vốn chép lại nguyên văn trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4 (17) năm 1994 thì… vẫn “đạo văn” như ở bản in ở NXB Giáo dục (1997), thậm chí tại trang 87, lời của Mạnh Tử rằng: “nhân giả, nhân dã” vẫn được người ta dịch thành… “kẻ ác nhân, ấy là con người vậy”! Từ năm 1998, sau khi trưng ra cái gọi là “sửa chữa và bổ sung cho hoàn thiện hơn” cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam tiếp tục được tái bản nhiều lần, ngoại trừ ở Lời nói đầu người ta có “chua” thêm mấy lời cảm ơn những người đã “đóng góp ý kiến” (trong đó có tôi), còn lại thì về cơ bản, ấn phẩm đó vẫn là dạng thức tương tự như lần xuất bản năm 1997 tại NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Ở bản phát hành gần đây nhất (NXB Giáo dục, 8.2006) tình trạng vẫn không thay đổi, nghĩa là vẫn mập mờ, vẫn chỉ đưa vào ngoặc kép hoặc chú thích những đoạn trước đây đã chép nguyên văn, còn những câu những đoạn đã “xào xáo” thì vẫn tảng lờ, mô hình truyền thống - tiếp xúc - đổi mới vốn “thuổng” từ công trình của GS Phạm Đức Dương vẫn còn nguyên tại hiện trường (tr.61)…

    Thưa PGS TS Trần Đức Ngôn, qua đây tôi khẳng định rằng tôi hoàn toàn không có ý định “đóng góp ý kiến” với cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam kể trên, mà tôi phê phán hành vi “đạo văn” trong đó, và tôi cũng chưa mảy may quan tâm tới một số luận điểm từng bị một số tác giả khác phê phán (trên báo Văn nghệ, trên tạp chí Văn hóa dân gian, …). Mục đích duy nhất của tôi chỉ là vạch rõ hành vi thiếu đạo đức mà một số tác giả cuốn giáo trình đã tiền hành. Nên tôi lấy làm ngạc nhiên và không rõ tại sao với chức danh, học vị Phó giáo sư Tiến sĩ, với chức trách là hiệu trưởng của một trường đại học, ông lại có thể bàn về việc “chưa thấu tình” khi mà ông chưa tìm hiểu kỹ lưỡng diễn tiến xuất bản và thực trạng cuốn giáo trình này. Căn cứ vào việc ông hoàn toàn im tiếng sau khi tôi công bố bài báo năm 1998; căn cứ vào hiện tượng ông không công khai lên tiếng trên báo chí để bảo vệ cuốn giáo trình mà ông nhận xét rằng được “đánh giá cao” mà lại viết thư gửi tới Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân để thực thi cái thủ pháp không lấy gì làm hay ho cho lắm mà cách đây không lâu tôi đã khái quát trên báo Tiền phong Chủ nhật qua khái niệm “mách bố”(!); căn cứ vào tình huống ông bịa ra “bản in nội bộ” để thay thế vai trò “đã được chọn làm giáo trình” như GS Trần Quốc Vượng khẳng định; căn cứ vào thao tác đánh tráo khái niệm để biến một văn bản “sơ thảo” thành bản in nội bộ, bản in thể nghiệm… tôi nghĩ là ông đã cố gắng đổi “đen” thành “trắng”, cố tình tảng lờ việc tôi chỉ bàn về tình trạng “đạo văn” trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam chứ tôi không bàn về nội dung của nó. Thử hỏi, với tư cách cán bộ quản lý một trường đại học, với tư cách giảng viên đại học, chẳng lẽ ông lại đồng tình với một cuốn giáo trình được “đánh giá cao” song lại “đạo văn” của người khác hay sao? Phải chăng ông quan niệm rằng một cuốn giáo trình “sơ thảo” đã in ấn, phát hành chính thức tại một nhà xuất bản thì có thể “cầm nhầm” sản phẩm của người khác? Phải chăng bằng việc làm này ông có ý định bao che cho hành vi “đạo văn” của người mà ông “trân trọng”? Phải chăng ông không e ngại nếu xảy ra trường hợp ai đó trích dẫn “lời vàng, ý ngọc” từ cuốn giáo trình này mà không biết đó là “tài sản do người khác phạm tội mà có”? Phải chăng ông không muốn tạo cho mình cơ hội để tự hỏi rằng nếu bản in lần thứ nhất của giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam không bị phát hiện “đạo văn” thì người ta có sửa chữa hay không”? Và phải chăng theo ông, điều quan thiết với một giáo trình bậc đại học là ở chất lượng chứ không phải ở chỗ nó có “đạo văn” hay không?... Nếu những giả thuyết tôi đưa ra trên đây là chính xác thì quả thật, thưa ông, tôi không còn gì để bàn nữa, vì như thế xem ra đối với ông, “đạo đức nghề nghiệp” có lẽ chỉ là một khái niệm xa lạ?

    Thưa PGS TS Trần Đức Ngôn, cách đây hơn 20 năm, tôi từng học tập tại lớp Chuyên tu Văn hóa quần chúng 2, thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội. Từ đó đến nay, dù chỉ được đào tạo để theo nghề “cờ, đèn, kèn, trống, đóng đinh, leo thang, trèo tường, căng khẩu hiệu” và dù chưa được đào tạo ở một cấp học chính quy nào khác, song tôi chưa bao giờ dám cẩu thả trước khi đưa ra ý kiến về một văn bản mà chưa kiểm định nghiêm túc. Cho nên tôi thật sự kinh ngạc khi đọc các ý kiến của ông về cuốn giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam trong bức thư mà tôi đã đề cập. Tôi đồ rằng ông đã không chú tâm tìm hiểu vấn đề, không có khả năng lĩnh hội (?), không xem xét kỹ lưỡng và đối chiếu các văn bản… mà ông hành xử theo những gì ông cho là “thấu tình” mà quên mất rằng đối với một người làm khoa học, nhất là người đã đạt tới trình độ Phó giáo sư Tiến sĩ, thì vấn đề quan trọng hơn cả là sự sáng suốt và tính khách quan của lý trí. Tôi lấy làm tiếc về điều này và sẵn sàng hầu chuyện ông với các bằng cớ cụ thể, một khi ông nhận thấy điều tôi trình bày trên đây là chưa “đạt lý”. Cuối cùng, xin gửi tới ông lời chào trân trọng!

    Hà Nội - 2007

    school@net (Theo http://www.vietimes.com.vn/vn/tienggoisophan/4015/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.