Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89509955 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Phần mềm Hỗ trợ xếp Thời khoá biểu

    Ngày gửi bài: 04/01/2006
    Số lượt đọc: 12570

    (Tiếp theo)
    Định huớng sản phẩm Tin học trong nhà trường
    Bài toán Thời khóa biểu và phần mềm hỗ trợ xếp Thời khóa biểu

    5. Phát triển "tư duy" xếp thời khóa biểu


    Trong phiên bản TKB 5.0, lần đầu tiên một loạt công cụ mô phỏng "tư duy" xếp Thời khóa biểu được đưa vào tăng cường sức mạnh của các công cụ xếp TKB sẵn có của chương trình. Các công cụ này xuất phát từ những tư duy rất bình thường trong khi xếp Thời khóa biểu bằng tay hàng ngày và tất cả chúng đều dựa trên nguyên tắc cơ bản nhất: đó là sự thoả hiệp của các điều kiện giáo viên trong nhà trường.

    Chúng ta hãy hình dung hoàn cảnh ra đời của một "tư duy" như vậy: Giả sử cô giáo A được phân công dạy môn Văn của lớp 12A. Khi xem TKB của mình, A thấy rất không vui vì phải dạy vào tiết 1 thứ 5 mà A có con nhỏ hàng sáng đều bận. Xem TKB, A muốn chuyển tiết này sang tiết 2, thứ hai. Vậy A phải làm thế nào? A sẽ phải gặp giáo viên đang dạy vào thứ hai, tiết 2 và đề nghị "đổi". Giáo viên này nói "rất tiếc, nhưng tôi có thể chuyển sang thứ ba, tiết 4". Không nản chí, A lại đi gặp giáo viên dạy thứ ba, tiết 4 và đề nghị đổi. Giáo viên này sau khi suy nghĩ nói "tớ sẽ cố gắng giúp cậu, tớ sẽ chuyển sang thứ tư, tiết 3". Cứ như vậy A cặm cụi tìm gặp mọi người để tìm kiếm sự thoả hiệp và giúp đỡ. Và cuối cùng A đã thành công. Đến người thứ 5, A đã giải quyết xong vấn đề của mình. Tuy vất vả nhưng A vô cùng mãn nguyện.

    Câu chuyện hư cấu trên chỉ để mô phỏng cho một loạt các công cụ mới được đưa vào TKB 4.0. Các công cụ này cho phép tìm kiếm sự thoả hiệp thông qua nhiều giáo viên trung gian trong khi điều chỉnh dữ liệu Thời khóa biểu. Trên thực tế, không phải giáo viên nào cũng có "khả năng" tự tìm lời giải như cô giáo A trong ví dụ trên. Công việc đó thường chỉ được dồn vào một người, đó là người xếp TKB trong nhà trường. Do vậy người xếp TKB của nhà trường thường rất vất vả vì phải "làm dâu trăm họ".?

    Nguyên tắc cơ bản của "tư duy mô phỏng xếp Thời khóa biểu":

    - Nguyên tắc sử dụng giáo viên trung gian: Các công việc cụ thể liên quan đến xếp, điều chỉnh TKB bao gồm chuyển đổi, di chuyển, xếp tiết đều chỉ liên quan trực tiếp đến 1 hoặc 2 giáo viên và lớp học. Trên thực tế trong phần lớn các trường hợp, các công việc trên là không thể hoặc rất khó thực hiện, đặc biệt vào thời điểm TKB trường đã xếp được gần kín vị trí. Để có thể thực hiện được các công việc này thành công, rất cần thiết phải sử dụng (thỏa hiệp) với các giáo viên khác (trung gian). Thông qua các giáo viên trung gian này, khả năng thành công của công việc ban đầu sẽ tăng lên đáng kể.

    - Nguyên tắc thỏa hiệp hay trả giá: nguyên tắc này rất đơn giản. Nếu điều chỉnh để cho TKB của cô giáo A "tốt lên" thì phải có một vài giáo viên khác có TKB bị "xấu đi". Điều này tất yếu phải xảy ra cũng tương tự như các nguyên tắc bảo tồn năng lượng, nguyên tắc cân bằng thu chi,....? Như vậy để phát huy hết sức mạnh của tư duy xếp TKB, cần biết thỏa hiệp giữa các điều kiện của giáo viên, ai được, ai mất cái gì.

    - Nguyên tắc kiểm soát được: đây là nguyên tắc rất quan trọng của chức năng mô phỏng tư duy xếp TKB của phần mềm. Người xếp TKB phải kiểm soát được bằng mắt toàn bộ các thay đổi của các giáo viên trung gian.

    Quá trình khởi tạo và xử lý một "tư duy" như vậy được thể hiện trong hình vẽ sau:



    Nhóm các lệnh mô phỏng "tư duy" xếp Thời khóa biểu trong TKB 5.5 bao gồm:

    - Lệnh Push Out làm nhiệm vụ "giải phóng" một vị trí trên Thời khóa biểu bằng cách chuyển tiết tại vị trí này sang một vị trí khác.



    - Lệnh CX (Conditional Execute) - cho phép xếp có điều kiện một tiết vào một TKB Lớp hoặc giáo viên.



    - Lệnh Move To (CX) - cho phép chuyển đổi một tiết trên TKB lớp hoặc giáo viên từ một vị trí ban đầu sang một vị trí đích sử dụng nguyên tắc "có điều kiện" đã nêu của lệnh CX.



    - Lệnh Move To (FPR - Fixed Position Replacement) - cho phép chuyển đổi một tiết trên TKB lớp hoặc giáo viên từ một vị trí ban đầu sang một vị trí đích sử dụng nguyên tắc "Vị trí Cố định" - phá vỡ tối thiểu các ràng buộc giáo viên.



    - Lệnh Move To (DPR - Dynamic Position Replacement) - cho phép chuyển đổi một tiết trên TKB lớp hoặc giáo viên từ một vị trí ban đầu sang một vị trí đích sử dụng nguyên tắc "Vị trí Động" kết hợp cả hai phương pháp CX và FPR đã nêu trên.

    6. Môi trường mở và liên kết

    Phần mềm TKB không phải là một phần mềm khép kín. Thời khóa biểu là một mắt xích quan trọng trong việc quản lý học và dạy của một nhà trường. Trong tương lai chúng tôi sẽ mở cấu trúc dữ liệu Thời khóa biểu để cho phép ghép nối với các phần mềm quản lý khác. Hiện tại Công ty School@net đang thiết kế một số phần mềm quản lý quan trọng khác của nhà trường và tất cả chúng đều có liên kết trực tiếp với dữ liệu Thời khóa biểu.

    IV. Kết luận

    Phần mềm TKB 5.5 với một loạt các chức năng mạnh hy vọng sẽ được các nhà trường quan tâm và sẽ mang lại những hiệu quả thực sự trong việc hỗ trợ xếp Thời khóa biểu cho nhà trường. Để có thể nhanh chóng đưa các ứng dụng của Tin học vào nhà trường nói chung và TKB nói riêng, chúng tôi xin nhấn mạnh ở đây một số ý kiến sau:

    1. Điều quan trọng nhất là quyết tâm ứng dụng Tin học của Ban giám hiệu, đặc biệt là Hiệu trưởng.

    2. Tuyệt đối tránh các hiện tượng thái cực đối với máy tính: hoặc là Tin ở nó một cách thái quá hoặc không tin tưởng gì đối với máy tính cả. Điều này đặc biệt đúng đối với bài toán Thời khóa biểu: Sử dụng phần mềm TKB để xếp Thời khóa biểu hoàn toàn không có nghĩa là giờ đây các điều kiện, ràng buộc giáo viên sẽ phải thỏa mãn hoàn toàn. Nên nhớ rằng phần mềm TKB chỉ là một công cụ, còn Thời khóa biểu thì luôn là một sản phẩm của con người, tức là của người xếp Thời khóa biểu. Phần mềm TKB chỉ làm giảm nhẹ công sức và làm tăng hiệu quả làm việc hơn cho người lập Thời khóa biểu mà thôi.

    3. Để áp dụng được tốt phần mềm TKB, các nhà trường cần đào tạo những giáo viên (nhân viên) có đủ cả hai yếu tố: sử dụng thành thạo máy tính và am hiểu sâu sắc về bài toán Thời khóa biểu. Thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể dùng được phần mềm này để xếp TKB cho trường mình được.

    Bùi Việt Hà



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.