Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89532683 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục đại học ở Việt Nam có thể tạo đột phá?

    Ngày gửi bài: 05/11/2007
    Số lượt đọc: 2509

    "Nếu bạn làm toán, tất cả những gì bạn cần chỉ là một cuốn sổ tay và một cây bút. Nhưng còn các môn kỹ thuật, sinh viên lại không có phòng thí nghiệm và không có những người hướng dẫn cập nhật thông tin. Đó chính là vấn đề của giáo dục đại học Việt Nam."

    Các nhà đầu tư quốc tế đang đổ về Việt Nam, đất nước với dân số hơn 84 triệu người, trong số đó có rất nhiều người trẻ, tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết. Việt Nam đã vươn tới hình ảnh một trung tâm sản xuất lớn ở châu Á cũng như một thị trường phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

    Tuy nhiên, vì các nhà đầu tư đặt ra yêu cầu tuyển dụng nhân viên theo trình độ đầu vào nên họ phát hiện ra hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa thể cung cấp đủ nhu cầu nhân lực cho họ. Xu hướng ưu tiên những người có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện đại hơn là những người có bằng cấp mà không làm được việc ngày càng trở nên phổ biến.

    "Việt Nam đang dần tụt lại phía sau"

    Trong khi phần lớn sinh viên Việt Nam được thúc đẩy rất nhiều bởi xu hướng này, thì hệ thống giáo dục đại học vẫn mang dấu tích của thời kỳ cũ. Nhiều môn học cũ chưa được cập nhật mới, cũng như chưa bổ sung các môn học mới phù hợp hơn với nhu cầu.

    Lan Lydall, nhân viên quản lý của Công ty tư vấn và kiểm toán Pricewaterhouse Coopers Việt Nam nói: "Những trường đại học tốt hơn đang tạo ra những con người có trình độ tiếng Anh, nhạy bén và hiểu được lợi ích từ việc học lên trình độ cao hơn. Nhưng xét về khả năng công nghệ, họ lại không được dạy hoặc đào tạo theo cách thường thấy ở phương Tây.

    Cũng là những nội dung đó nhưng ở Việt Nam, sinh viên không đạt đến được cùng mức độ sâu sắc như vậy."

    Những chuẩn mực trong giảng dạy và rất nhiều môn học đều không hiện đại bằng các trường đại học hay học viện ở các nước châu Á như Singapore, Malaysia hoặc những trường hàng đầu của Trung Quốc, Ấn Độ.

    Nhà kinh tế Jonathar Pincus, đứng đầu chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Hà Nội nhận xét: "Các trường đại học Việt Nam là "cơ sở" cuối cùng của nền kinh tế kế hoạch hoá - tập trung tồn tại trong một xã hội đang phát triển nhanh chóng. Mà xã hội đó đã chinh phục được nhiều nền kinh tế trong làn sóng cạnh tranh và thay đổi mạnh mẽ."

    Ông nói thêm: "Việt Nam đang dần dần tụt lại phía sau so với các nước khác trên thế giới. Một số các doanh nghiệp Nhà nước lớn cũng vẫn còn tồn tại tư tưởng: Nếu mà họ không cạnh tranh với các đối thủ trong nước thì họ sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ quốc tế". Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam vẫn tách khỏi các hoạt động cạnh tranh và chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước. Ông Pincus nói. "Các trường đại học Việt Nam không nỗ lực cạnh tranh với nhau theo tiêu chuẩn về uy tín, danh tiếng hay chất lượng. Họ chưa đặt trọng tâm so sánh giữa những người tốt nghiệp loại ưu trong các lĩnh vực chuyên môn hay có được những nghiên cứu thiết thực trong bất cứ lĩnh vực nào được giao phó".

    Sinh viên cần phòng thí nghiệm như người làm toán cần bút và giấy!

    Khoảng 10% dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 20 đến 24 tuổi, đã tham gia một số loại hình giáo dục đại học hoặc cao đẳng và con số này ngày càng tăng lên. Số lượng các trường đại học, học viện mới được mở ra nhiều hơn. Sinh viên ghi tên vào các trường ngày một đông hơn. Nhưng chất lượng đào tạo như thế nào là cả một vấn đề lớn.

    Các trường đã chú trọng hơn tới việc nâng cao đôi ngũ giáo sự, tiến sĩ nhưng mức lương thấp đã khiến nhiều người phải dành thời gian làm ngoài giờ, gây ảnh hưởng không tốt tới các công trình nghiên cứu.

    Chương trình học không được cập nhật thường xuyên. Kể cả khi các bộ phận chuyên trách cố gắng đưa vào những chương trình hiện đại hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn thì các giáo viên được phân công dạy những bộ môn đó lại không quen với các thiết bị hỗ trợ nên không thể truyền tải hết nội dung tới sinh viên.

    Các phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất khác đều trong tình trạng hoặc quá thừa thãi hoặc không có gì hoặc đã hư hại, hỏng hóc, khiến cho sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận hoặc thực hành các môn khoa học, kỹ thuật và các lĩnh vực khác.

    Ông Pincus nói: "Nếu bạn làm toán, tất cả những gì bạn cần chỉ là một cuốn sổ tay và một cây bút. Như thế bạn vẫn có thể tiến rất xa. Nhưng khi phải áp dụng các kỹ năng trong môn kỹ thuật, kỹ sư, quản lý, kinh tế, sinh viên lại không có phòng thí nghiệm và không có những người hướng dẫn cập nhật với thông tin".

    Nền giáo dục vẫn chưa đủ lực để tạo bước đột phá!

    Việt Nam ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp từ những trường đại học hàng đầu tại các nước phương Tây. Năm 2006, có tới 4576 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường của Mỹ, biến Việt Nam trở thành nước đứng thứ 24 về số lượng học sinh - sinh viên học tập ở nước này.

    Mặc dù một số người trở về nước tìm kiếm việc làm trong các lĩnh vực mang tính học thuật, nhưng vì hệ thống giáo dục đại học còn nhiều bất cập, lương trả cho mỗi bài giảng lại không cao nên phần lớn các giáo sư phải sống khá chật vật. Trong khi đó, những cơ hội, những sự lựa chọn khác lại rất phong phú và luôn luôn chờ đợi họ.

    Thiếu kỹ năng không phải là một hạn chế để có được vị trí cao hơn trong thị trường lao động. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong mở rộng giáo dục nhưng mới chỉ có 2% người Việt Nam học lên cao hơn sau khi kết thúc chương trình phổ thông. Trong khi tỉ lệ đó là 5% ở Trung Quốc, 8% ở Ấn Độ và 15% ở Thái Lan (theo thống kê của Ngân hàng Thế giới). Đầu tư ngân sách chưa tương xứng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến chất lượng thấp trong giáo dục đào tạo. Việt Nam dành 3 - 4% GDP đầu tư cho giáo dục, một con số cao hơn hẳn Thái Lan, Hàn Quốc (cũng theo số liệu của Ngân hàng thế giới). Thế nhưng, nền giáo dục vẫn chưa đủ lực để tạo ra bước đột phá. Đó chính là vấn đề thuộc về quản lý, liên quan tới việc các trường đại học đang được điều hành như thế nào.

    Quan chức Việt Nam và những người có trách nhiệm đều hiểu những thách thức mà họ đang đối mặt và đã thông qua lời kêu gọi đổi mới trong hệ thống giáo dục đại học. Nhưng dường như những tiến bộ đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Nhiều kế hoạch và dự án mở các trường đại học mới, chất lượng cao với sự tham gia của các yếu tố nước ngoài đều chưa đem lại hiệu quả trên thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty sẽ cần phải khắt khe hơn trong các chương trình đào tạo nội bộ để lấp đầy khoảng trống kiến thức của nhân viên.

    Đây là thực tế đang diễn ra và Việt Nam cần có những bước đi mạnh mẽ, táo bạo hơn để nâng tầm giáo dục đại học.

    Bài báo được viết bởi Amy Kazmin - đứng mục Đông Nam Á trên tạp chí Finacial Times. Bà là tác giả của rất nhiều bài viết về Việt Nam đăng tải trên các chuyên mục của tờ báo này.

    school@net (Theo http://www.tuanvietnam.net//vn/tulieusuyngam/1288/index.aspx)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.