Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 14
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 14
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89512059 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Trung Quốc: Cải cách cho giáo dục - Cải não cho tương lai

    Ngày gửi bài: 04/11/2007
    Số lượt đọc: 2650

    Trung Quốc đang nỗ lực cải cách hệ thống giáo dục vốn đang phải hứng chịu nhiều sự chỉ trích của dư luận... Trong tương lai, "những con vịt nhồi" - sản phẩm của một nền giáo dục phi thực tế - sẽ không phải tự tử nếu không may trượt đại học. Họ sẽ tự biết cách phân tích và giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, thay đổi tư duy cho cả một thế hệ không phải chuyện "nói là làm ngay được".

    Có một khẩu hiệu hết sức ngắn gọn và súc tích, nói lên chính sách của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong nhiệm kì đầu nắm giữ cương vị này. Đó là “Xây dựng Nông thôn Xã hội chủ nghĩa”. Và một trong những điều mà khẩu hiệu này hứa hẹn là sự ủng hộ đối với một hệ thống giáo dục cơ bản đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích. Hệ thống này hiện nay quá đắt đỏ và chương trình học cần phải cải cách toàn diện, dù công việc này là khá nhạy cảm. Bản đề nghị chi tiết về cải cách cả gói của Thủ tướng Ôn báo hiệu mang lại những điều tốt đẹp hơn cho thế hệ học sinh tương lai của Trung Quốc. Chính quyền trung ương hiện giờ cần phải đảm bảo rằng những cải cách đó có thể được đón nhận và sau đó là được áp dụng rộng rãi hơn.

    Giáo dục - nông thôn: Những "đứa con bị bỏ đói"

    Dưới thời Mao Trạch Đông, nguồn lực cho trường học thì thiếu, nhưng học phí lại thấp một cách giả tạo và hỗ trợ tài chính thì được dành cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhất. Đặng Tiểu Bình đã thay đổi toàn bộ điều đó.

    Vào những năm 80, ngân sách của chính quyền địa phương lại được ưu tiên để góp phần nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư. Vì thế kinh phí dành cho các trường học bị cắt giảm. Kết quả là giáo dục căn bản dần dần bị phân hóa. Trong khi những trường học hàng đầu ở thành phố tăng học phí hàng năm một cách nhanh chóng và thu hút giáo viên có trình độ và các nguồn lực khác, thì các trường ở vùng nông thôn nghèo khổ lại trì trệ. Việc tiếp cận với giáo dục căn bản có chất lượng trở nên một điều may rủi tùy theo vùng miền. Li Chenghui, một chuyên gia về giáo dục nông thôn tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) đã nói rằng: “Sự thương mại hóa giáo dục dưới thời Đặng Tiểu Bình là một sai lầm lớn. Cấu trúc đầu vào trở thành một kim tự tháp trong khi lẽ ra nó phải theo hình kim tự tháp ngược. Trung Quốc đã tạo ra một “hệ thống kép”.

    Kết quả thật rõ ràng. Ngày nay Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới nhưng lại nằm trong số những quốc gia đầu tư ít nhất cho giáo dục. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, vào năm 2000 Trung Quốc chi 2.1% GDP cho giáo dục, tương đương với Cộng hòa Sát (một trong những nước nghèo nhất châu Phi). Đầu tư bình quân theo đầu người cho giáo dục thì không bằng một nửa mức trung bình của các nước Nam Mỹ, và chỉ bằng 9% các nước công nghiệp phát triển (OECD).

    Một cuộc thăm dò hồi năm 2005 do Nhóm tư vấn nghiên cứu Đường chân trời đặt trụ sở tại Trung Quốc tiến hành đối với 4128 người, hầu hết là người trưởng thành sống ở thành thị, cho thấy lần đầu tiên chi phí cho việc học hành của con cái họ được tính vào chi tiêu hàng tháng của gia đình. Trong một thị trường lao động với tính cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay, những gia đình này tìm cách đem lại cho những đứa con duy nhất của mình một sự khởi đầu tốt nhất có thể. Trong các hộ gia đình ở nông thôn, nơi mà thu nhập trung bình hàng năm đang ở mức 3250 nhân dân tệ (khoảng 402 đô la Mỹ), 32.6% chi tiêu hàng năm là dành cho giáo dục. Ở các khu vực thành thị, con số này là khoảng từ 23% đến 26%. Trong số những người được hỏi, có từ 40% đến 50% cho rằng học phí cao là do mức sống đang giảm.

    Có tiền mới có học

    Đó là một sự chi tiêu mà đôi khi cũng mang lại những hậu quả đau đớn. Vào tháng 7 năm ngoái, báo chí Trung Quốc đã đưa tin một nữ sinh 13 tuổi ở tỉnh Ninh Hạ đã tự tử trước khi bố mẹ kịp dùng khoản tiền 100.000 cần thiết để “chạy” cho em một chỗ trong một trường học hàng đầu.

    Câu chuyện này đã gây xôn xao dư luận, nhưng những điều cơ bản đằng sau cái có thể gọi là sự tư nhân hóa ngấm ngầm thì vẫn không thay đổi. Trên thực tế, dù cho các bậc phụ huynh cũng như các quan chức thường lên án sự thiếu minh bạch trong các khoản thu, nhưng chính phủ đã bắt đầu đánh thuế, và do đó hợp pháp hóa các khoản thu đó.

    Vấn đề học phí “không bị chi phối bởi quan điểm của bất kỳ ai về những nhân tố làm nên một nền giáo dục tốt. Khi các trường học hoạt động như những cơ sở kinh doanh, họ cũng đưa ra những quyết định mang tính kinh doanh”. Nick Young, tổng biên tập tờ “Tin nhanh phát triển Trung Quốc” - một nguyệt san về các vấn đề phát triển xã hội và xã hội dân sự - đã nói như vậy.

    Bên cạnh “cái bắt tay vàng” chỉ một lần mà các bậc phụ huynh phải làm nếu họ muốn cho con vào các trường đại học danh tiếng, họ cũng phải chi trả những khoản phụ thu không tên khác như tiền học thêm, tiền sách, đồng phục, và thậm chí là tiền nước, tiền photocopy và phí hành chính. Các khoản nộp hàng năm có thể từ 700 cho tới vài nghìn nhân dân tệ. Trong một số trường hợp, ví dụ như những gia đình công nhân từ nơi khác đến làm ăn sinh sống, họ phải trả thêm các khoản phí đăng kí vì họ không có hộ khẩu thành phố. Do thấy các khoản phí quá cao nên thay vào đó, các bậc phụ huynh đã tìm cách mở các trường tư của riêng họ và thuê những giáo viên không đạt tiêu chuẩn.

    Theo thống kê của chính phủ, có từ 1% đến 7% trẻ em ở Trung Quốc không được đi học, mặc dù một số người được phỏng vấn đã nói rằng con số đó ở các vùng khó khăn là 40%. Ở Changping, khu ngoại ô phía bắc Bắc Kinh, cơ sở từ thiện “Làng mặt trời”, nơi có 250 con em của các tù nhân sinh sống, đã mang lại ánh sáng cho những mảnh đời bất hạnh. Bà hiệu trưởng Zhang Shuping, người đã sáng lập ngôi làng đầu tiên vào năm 1996 ở tỉnh Sơn Tây, nơi bà trước kia làm quản giáo, đã bổ khuyết cho sự đối xử thiếu chu đáo của nhà nước và một xã hội dân sự đang phát triển tuy còn non nớt. Bà Zhang nói rằng dù không có cha mẹ và họ hàng giúp đỡ, và bị xã hội xa lánh vì là con của tù nhân, những đứa trẻ lớn lên trong sự quan tâm của bà sẽ không phải lang thang trên đường phố.

    Trong khi chính quyền thành phố Bắc Kinh mở ra các trường học tiên tiến nhất mà đến cả thế giới phát triển cũng đang thèm muốn, những đứa trẻ trong trường của bà Zhang sống nhờ sự tài trợ của các công ty quốc tế và các quỹ từ thiện do nhà nước quản lý. Do được chính quyền huyện Changping ưu đãi cho mượn đất miễn phí, bà Zhang đã phải làm trung gian thỏa thuận với một trường học gần đó để họ tiếp nhận những đứa trẻ ở mái ấm của bà. Tiền học phí đã được miễn, nhưng bà Zhang vẫn phải trả 600 nhân dân tệ cho trường tiểu học, và 1000 nhân dân tệ cho trường trung học cơ sở. Chừng nào mà bà còn vận động được một triệu nhân dân tệ hàng năm để chi trả cho các khoản đó thì những đứa trẻ này còn có cơ hội có tương lai.

    Cải não cho tương lai

    Tin vui là chính phủ trung ương đang tham gia vào những hoạt động như vậy. Một phần bởi những mối lo ngại ngày càng gia tăng về hệ quả của sự phân hóa ngày càng lớn về thu nhập và mức sống giữa thành thị và nông thôn đối với sự ổn định xã hội, Thủ tướng Ôn đã kêu gọi dành ưu tiên cho chi tiêu giáo dục.

    Khi đưa ra các kế hoạch chi thêm 218 tỷ nhân dân tệ cho giáo dục trong vòng 5 năm tới, Bắc Kinh nói rằng số tiền đó sẽ dùng cho việc cải cách toàn diện giáo dục ở nông thôn. Được gọi là chính sách “Hai miễn, một trợ cấp”, kế hoạch này từ nay cho đến năm 2007 sẽ thực hiện đảm bảo trả lương cho giáo viên và miễn học phí cho các gia đình nghèo. Chính phủ nói rằng kế hoạch này, cùng với các khoản tiết kiệm được do việc bỏ thuế nông nghiệp từ đầu năm, sẽ giúp tiết kiệm cho các gia đình ở nông thôn trung bình khoảng 160 nhân dân tệ mỗi năm. Trong phiên họp của quốc hội hồi tháng 3, các quan chức đã nói rằng chi tiêu cho giáo dục phải đạt mức 4% GDP.

    Nếu kế hoạch này được khởi động, số tiền đó sẽ giúp giải quyết sự mất cân bằng hiện nay trong đầu tư. Ông Li, chuyên viên Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho biết số lượng trường tiểu học và trung học cơ sở ở nông thôn Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần, nhưng các vùng nông thôn thực ra chỉ nhận được 38% tổng số tiền đầu tư cho giáo dục căn bản.

    Về các kế hoạch trợ cấp giáo dục, các phương tiện truyền thông nhà nước đề cập đến cách dần dần mở rộng chi tiêu chính phủ để chi trả cho các hộ gia đình ở nông thôn, và có thể cả các hộ gia đình ở thành thị. Nếu như kế hoạch này được hoàn chỉnh, hầu hết gánh nặng về giáo dục sẽ đặt lên vai nhà nước, cho dù còn phải xem xét xem các chính quyền địa phương vốn eo hẹp về kinh phí sẽ phải đóng góp bao nhiêu. Tuy nhiên, đạt đến điều đó tối thiểu cũng phải 10 đến 15 năm nữa.

    Trong hội nghị của UNESCO tổ chức tại Bắc Kinh tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Ôn vừa tuyên bố động thái trên, vừa cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của các nước phát triển để đạt được mục tiêu này. Cũng không rõ là Trung Quốc hi vọng sẽ nhận được bao nhiêu tiền từ bên ngoài, và do số tiền cần đến là rất lớn nên hầu như không một quốc gia duy nhất nào có thể giúp đỡ nhiều cho Trung Quốc được. Tuy nhiên, để củng cố luận điểm rằng Trung Quốc sẽ vừa là nước nhận viện trợ, vừa là nước cung cấp viện trợ, ông Ôn đã đề nghị tài trợ một khoản trị giá 1 triệu đô la Mỹ cho UNESCO để giúp đỡ châu Phi.

    Đồng thời, khi chính phủ trung ương bắt đầu triển khai kế hoạch trợ cấp giáo dục, một cuộc tranh cãi tương đối kín nhưng cũng không kém phần quan trọng là chương trình học chuẩn quốc gia sẽ như thế nào. Từ cuối những năm 1990, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng phương pháp sư phạm truyền thống của Trung Quốc đang làm hại bọn trẻ. Vốn dựa trên việc học thuộc lòng, các trường học ở Trung Quốc được biết đến với khả năng tạo ra những đứa trẻ có khả năng xuất sắc trong việc ghi nhớ và vượt qua các kì thi, nhưng chúng thường bị gọi là “những con vịt nhồi”. Tuy nhiên những đứa trẻ này lại thiếu tính sáng tạo và những kĩ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp cơ bản - những điều rất cần thiết trong một xã hội toàn cầu. Từ năm ngoái, các nhà cải cách này đã được cho cơ hội để chứng tỏ mình. Một chương trình học mới đã được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc sau vài năm thử nghiệm.

    Theo lối nói về giáo dục của Trung Quốc thì họ đang xây dựng một nền giáo dục hướng tới chất lượng, và những người ủng hộ chính sách này cũng không ngại giấu giếm rằng họ đang mượn những phương pháp sư phạm của phương Tây. Coi chính sách mới này là sự đối lập với phương pháp tập trung vào khoa cử trước kia, một chuyên gia về giáo dục của trường Đại học Bắc Kinh, ông Chen Xiangming, giải thích rằng chương trình học mới nhấn mạnh hoạt động theo nhóm trong lớp học, đánh giá dựa trên quá trình, và trên hết là tập trung vào sự hứng thú cho các em học sinh. Ông Chen cũng nói rằng “Với hệ thống giáo dục cũ, trẻ em không thích đi học do sự kỷ luật khuôn khổ quá mức và mức độ áp lực lớn”. Một số thăm dò tiến hành đối với các em nhỏ trong độ tuổi tới trường thậm chí còn cho thấy rất nhiều em đã từng nghĩ đến việc tự tử.

    Còn chương trình học mới này sẽ tập trung nhiều hơn vào việc tạo ra sự vui vẻ cho lớp học. Một trong những điều người ta hay phàn nàn về hệ thống giáo dục truyền thống là nó hướng về gaokao (“cao khảo” - kỳ thi tốt nghiệp phổ thông), một loạt những kì thi cuối cấp sẽ quyết định xem học sinh sẽ được vào trường đại học nào. Mặc dù chỉ có dưới 20% học sinh Trung Quốc đỗ vào đại học, đó vẫn là con đường mà mọi người đều phải chọn, và bất kì đứa trẻ nào cũng như cha mẹ của chúng đều mơ ước sẽ đi theo con đường đó.

    Ông Young của tờ “Tin nhanh phát triển” đã nói rằng “Gaokao giống như học nghề lâu dài. Mà nếu như bị bỏ giữa chừng, bạn sẽ chỉ có được những kĩ năng hết sức hạn chế”. Trong khi gaokao vẫn đang tồn tại, các chuyên gia hi vọng rằng bằng cách áp dụng nhiều hơn các kĩ năng thực hành cho giáo dục ở độ tuổi mới đến trường, ít nhất thì học sinh khi tốt nghiệp phổ thông sẽ không chỉ am hiểu tiếng Trung và toán học mà còn biết cách phân tích và giải quyết vấn đề.

    Việc áp dụng một hệ thống mới cũng không hoàn toàn thuận lợi. Trong khi các bậc phụ huynh khen ngợi tính lí tưởng của nó trong một nền giáo dục ngày càng mang tính cạnh tranh cao, nhiều người đã bày tỏ mối lo ngại rằng thời gian dành cho các tiết “tự học” và giáo dục thể chất là một sự lãng phí.

    Bên cạnh đó, trong khi nỗ lực áp dụng chương trình học mới thì người ta lại hầu như không dành cố gắng cần thiết cho việc tập huấn giáo viên. Thói quen cũ khó mất đi và việc đòi hỏi giáo viên phải đặt sự quan tâm của họ vào các em học sinh trung bình chứ không phải những em xuất sắc trong lớp là điều khó khăn đối với nhiều giáo viên. Bất chấp sự khó khăn đó, ông Chen vẫn tỏ ra lạc quan: “Ở nước Anh người ta nói rằng phải mất 60 triệu đô la trong vòng 20 năm mới áp dụng được phương pháp giáo dục mới. Ở Trung Quốc, tôi chỉ có thể nói rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn nhiều so với ở Anh".

    school@net (Theo Nguồn: http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=1)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.