Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 14
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 14
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89516688 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Góp phần vào chỉ tiêu hai vạn tiến sĩ

    Ngày gửi bài: 29/10/2007
    Số lượt đọc: 2521

    Đã khá lâu làng báo Việt Nam mới khẽ khàng tái xuất những cuộc tập tranh luận nho nhỏ, ví như phản hồi xung quanh bài báo của tác giả Nguyễn Trung đăng trên TTCT ngày 23/09/2007 bàn tới đề án 2 vạn tiến sĩ của ngành giáo dục. Ông Nguyễn Trung có ý thách thức rằng chúng ta thường chê lời giải hoặc cách thực hiện chưa đúng, mà chưa bao giờ dám nghĩ rằng đề bài cũng có khi sai. Sau khi được nhắc nên biết và hiểu trước khi phê phán, đã có ý thưa lại rằng đúng là cần biết và hiểu, song nên vì lợi ích của ai [1].

    Hai vạn tiến sĩ và cuộc cải cách giáo dục quốc gia là những việc rất lớn, mong có được nhiều cuộc bút chiến nảy lửa hơn nữa để người nước ta hiểu thêm mọi khía cạnh của chính sách này. Tranh luận tạo ra lý lẽ, lý lẽ mới giúp người ta bị thuyết phục. Một xã hội thiếu tranh luận làm mồi cho những đồng thuận hững hờ; đồng sàng dị mộng có khi người ta say khai thác lợi tư hơn là vì những đích chung.

    Tôi làm nghề dạy học, ngoài hàng nghìn cử nhân luật học chính quy và tại chức, mỗi năm chỉ riêng Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo ra hàng trăm thạc sĩ và hàng chục tiến sĩ luật học. Tôi thành thực ít hiểu biết về phản hồi của xã hội đối với sản phẩm mà chúng tôi đã tham gia đào tạo. Cũng có người khen, nhiều người chê; vì nguồn tin không đầy đủ và thiếu chính xác nên rất khó đưa ra kết luận.

    Chỉ biết rằng trong những năm làm nghề dạy học, tôi đã giúp người học viết và tham gia chấm có lẽ đến hàng trăm khoá luận, luận văn và luận án tiến sĩ luật học. Điều thú vị là, ngoại trừ luận án tiến sĩ của một người Trung Quốc đã bảo vệ năm 2004, tất cả các bài luận văn, luận án Tiến sĩ Luật của học viên Việt Nam mà tôi tham gia chấm đều tròn trịa 03 chương với cách đặt vấn đề, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu na ná giống nhau. Hầu như không có một bài nào có kết quả điều tra thực tế, phỏng vấn chuyên gia, thực nghiệm, rất ít bài có trích án lệ từ thực tiễn xét xử của ngành toà án. Các thông tin có được dường như đều dựa trên cái gọi là “nghiên cứu tư liệu”; nói cách khác, đều tự biện luận hoặc tóm lược biện luận của người khác rồi xào xáo đưa ra ý riêng của mình. Cuối các bài “tam đoạn luận” thường có một chương xinh xắn với những định hướng và kiến nghị, sửa điều nọ, chỉnh điều kia, thậm chí là xây dựng thêm một vài đạo luật mới.

    Tôi không rõ khoa học có nên phục vụ triển khai chính sách tức thời, kiểu như luận án tiến sĩ luật phải phục vụ các chương trình xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật theo kiểu làm luật của Quốc hội, hay khoa học cũng nên trước hết là học thuật, tìm ra những gì người ta gọi là cương thường mực thước điều khiển vũ trụ hay xã hội này. Học thuật vị học thuật, học thuật vị nhân sinh hay học thuật thuần tuý hướng tới những tấm bằng để thăng tiến cá nhân; những điều tưởng như rất cũ ấy cũng cần phải được tranh luận lại. Theo thiển nghĩ của tôi, hình như các bài luận để đạt tới một học vị trong giới học thuật có lẽ cũng nên khác với những báo cáo phúc trình hay dự thảo kiến nghị của nhân viên trình cho thủ trưởng. Chữ nghĩa và cuộc đời dường như tuân theo những lệ riêng bất diệt, thường cũng rất công bằng và sòng phẳng. Cầm những tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ trên tay, y phục xứng kỳ đức, quý vị có nghĩ mình đã góp thêm được gì trong văn đàn giữa chợ toàn cầu.

    -------------

    1 Xem Đá Chông, “Phê phán phải dựa trên sự biết và hiểu”, Báo CAND ngày 25/09/2007 và Nguyễn Xuân Hãn, “Quan trọng hơn vẫn là lợi ích của ai”, TTCT ngày 07/10/2007

    school@net (Theo http://www.tiasang.com.vn/news?id=2105)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.