Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89519556 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Suy nghĩ kỹ hơn hai vấn đề lớn trong giáo dục

    Ngày gửi bài: 22/10/2007
    Số lượt đọc: 2435

    TP - Trong bài: “Chống gian lận trong thi cử bằng cách nào”, tôi có đề xuất một số biện pháp cụ thể để các vị giám sát của Bộ có thể hoạt động với hiệu quả tối ưu, nhằm kiểm chứng được có tình trạng gian lận quay cóp ở cả điểm thi hay không.

    Nếu chưa chứng minh và khẳng định được một cách cụ thể và chính xác là đã triệt tiêu được nạn quay cóp gian lận thì cũng chưa có thể nói đến chuyện lấy kết quả thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ.

    3- Không thể đề ra chủ trương tốt nghiệp THPT loại nào thì được đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ, loại nào chỉ được vào trung cấp. Vì như thế là trái với luật giáo dục.

    Nhưng nếu tất cả đều được đăng ký thì sẽ có tình trạng hàng vạn, thậm chí cả chục vạn Tú tài đăng ký vào một trường trọng điểm nào đó. Nếu trường này chưa tin vào tính trung thực của tấm bằng Tú tài thì lại tổ chức thi, tức là cái vòng luẩn quẩn, trở lại tình trạng những thập niên cuối thế kỷ XX!

    Mặt khác do bỏ thi, bỏ điểm sàn, các trường ĐH, CĐ vào loại chất lượng yếu kém nhất cũng sẽ cố vơ vét cho bằng hết những người xin học bất kể trình độ thế nào.

    Họ đã đánh trúng tâm lý của số đông học sinh là chỉ thích có danh hiệu sinh viên đại học! Vậy ai sẽ vào học trường trung cấp hoặc các trường dạy nghề? Lại tiếp tục diễn ra tình trạng thừa thầy dốt nhưng thiếu thợ giỏi chăng?

    Tóm lại, trong khi nhiều nước phát triển vẫn thi tuyển vào đại học thì chúng ta không nên làm cái gì khác người quá. Ở nước ta cách thi “Ba chung” với điểm sàn chung cho đến nay vẫn có tác dụng đảm bảo được chất lượng cần thiết cho đầu vào của ĐH, CĐ. Vậy xin hỏi xoá bỏ nó có làm cho chất lượng đầu vào ĐH, CĐ tốt hơn không, hay lại làm cho tồi tệ hơn? Nhân đây cũng xin nói là trong tình hình nước ta hiện nay, nếu bỏ thi THPT là bỏ một động lực quan trọng để thúc đẩy dạy tốt, học tốt. Mà lấy kết quả thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ là làm cho kỳ thi này trở nên cực kỳ căng thẳng, vì nó liên quan đến quyền lợi “sống còn” của thí sinh.

    Do đó tệ nạn gian lận và các loại tiêu cực lại có cơ bùng phát dữ dội. Chủ trương “Hai không” sẽ còn rất ít tác dụng. Giữ cả hai kỳ thi, tuy vất vả tốn kém nhưng tránh được rất nhiều tai hại lớn, và cái lợi về chất lượng thì rất đáng kể.

    III- Vấn đề thi tự luận và trắc nghiệm

    Nhiều người nói một cách hơi quá rằng thi trắc nghiệm là “bôi đen” hoặc không phát huy tư duy sáng tạo, coi như sáng tạo là hình thái duy nhất của tư duy.

    Vậy tư duy là gì? Là một hoạt động tâm lý chỉ xuất hiện ở con người khi đứng trước một tình huống có vấn đề cần phải giải quyết. Do có nhiều tình huống khác nhau nên có nhiều “động tác tư duy” (hình thái tư duy) khác nhau. Như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, phán đoán, liên tưởng, vận dụng, ứng dụng, sáng tạo v.v...

    Thi trắc nghiệm chính là hình thái tư duy phán đoán. Rèn luyện tư duy phán đoán để phân biệt đúng sai là rất cần thiết trong học tập và đời sống. Nó phải dựa trên những kiến thức và cả những kỹ năng cơ bản mà học sinh đã nắm vững hoặc thuộc lòng.

    Về mặt kỹ thuật, việc chấm thi trắc nghiệm bằng máy cũng nhanh hơn và ít sai sót. Như vậy thi trắc nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm đáng được coi trọng.

    Tuy nhiên, thi trắc nghiệm có nhược điểm lớn là chỉ quan tâm đến kết quả mà không cần trình bày bằng cách nào mà đạt được kết quả ấy. Đồng thời nó cũng mở đường cho những học sinh yếu kém đoán mò để gỡ gạc lấy một vài điểm.

    Nói về phương pháp giáo dục thì nhiệm vụ của giáo dục không phải chỉ là yêu cầu phán đoán mà cái quan trọng hơn là phải rèn luyện cho học sinh năng lực và kỹ năng để trình bày, diễn đạt bằng lời nói hoặc chữ viết một cách mạch lạc và thuyết phục với những lý giải, biện luận, chứng minh...

    Nghĩa là phải vận dụng những “động tác tư duy” khác một cách hợp lý (tư duy lôgích). Năng lực và kỹ năng trình bày diễn đạt này là vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở của sự giao lưu và truyền thụ văn hoá, tư tưởng, là một trong những phương tiện để nâng cao trình độ tri thức và văn minh của cả cộng đồng và nói rộng ra, của cả nhân loại.

    Vì thế không bao giờ có thể lấy trắc nghiệm thay thế hoàn toàn cho tự luận. Có thi tự luận thì mới đánh giá được thực chất năng lực và kỹ năng của thí sinh. Đối chiếu với tình hình nước ta, tôi thấy rất nhiều cô cậu có bằng Tú tài hẳn hoi mà viết sai chính tả, sai ngữ pháp một cách thảm hại, diễn đạt thì hết sức lủng củng, lộn xộn.

    Điều ấy càng chứng tỏ việc rèn luyện tự luận cho học sinh là hết sức cần thiết và việc thi tự luận vẫn rất cần thiết.

    Tuy vậy cũng đừng vội đánh giá những nước thi tốt nghiệp bằng trắc nghiệm là sai trái. Vì họ khác ta. Thực vậy, ở nước họ đã có bề dày cả nửa thế kỷ về phương pháp giảng dạy luôn phát huy tính năng động của học sinh, luôn khuyến khích việc đề xuất ý kiến, tham khảo tài liệu, thảo luận, biện luận, tranh luận.

    Còn ở ta khi chưa thực hiện được phương pháp này một cách phổ cập và nề nếp thì chưa nên vội tuyệt đối hoá hình thức thi trắc nghiệm dù với lý do để chống gian lận.

    Vậy cuối cùng chúng ta nên làm như thế nào?

    Nghĩ rằng nên tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức, nghĩa là có môn thi trắc nghiệm nhưng cũng có những môn thi bằng tự luận như: Toán, Văn, Sử... Hoặc trong các môn thi có một phần là câu hỏi trắc nghiệm và một phần là câu hỏi tự luận.

    Như vậy vừa phát huy được tư duy phán đoán lại vừa rèn luyện được cho học sinh năng lực và kỹ năng trình bày, diễn đạt một cách mạch lạc và thuyết phục. Những học sinh xuất sắc có thể phát huy tư duy sáng tạo bằng cách trình bày những cách giải mới, những nhận thức mới, những ý tưởng mới...

    Như thế cũng chính là tăng cường việc chống gian lận. Thực vậy, một học sinh kém ngồi gần một học sinh giỏi có thể “cóp” được cách tô đậm những ô nào đó một cách dễ dàng hơn nhiều so với việc “cóp” toàn bộ lời giải một bài Toán hoặc “cóp” cả một bài Sử, bài Văn.

    Lê Huy
    Nguyên Trưởng đoàn chuyên gia giáo dục Luanda – Angola)

    school@net (Theo http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=98902&C)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.