Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89510101 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Thử thách cho cả thầy và trò

    Ngày gửi bài: 05/10/2007
    Số lượt đọc: 3268

    Sinh viên được dùng tài liệu trong khi thi và được “chấm điểm” thầy là hai nội dung rất mới sẽ được Bộ GD-ĐT áp dụng ngay trong năm học 2007-2008. Với một truyền thống văn hoá chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, lấy "tôn sư - trọng đạo" để đo sự hiếu nghĩa của đạo làm trò, liệu việc thực hiện quy định này ở các trường học Việt Nam có gặp vướng mắc?

    Bên thềm năm học mới, VTC News đã trò chuyện bàn tròn với thầy giáo Văn Như Cương và Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên và Thiếu niên và Nhi đồng QH Nguyễn Minh Thuyết về vấn đề này.

    Trò sợ đi thi mở sách?

    - Bộ GD-ĐT sẽ cho phép sinh viên (SV) được dùng tài liệu khi thi hết học phần ở khối đại học (ĐH) và cũng ngay trong năm học này, SV sẽ được “chấm điểm” các giảng viên (GV), xin thầy cho biết ý kiến về quyết định táo bạo này?

    - Thầy giáo Văn Như Cương: Ra được một đề thi để có thể cho phép học sinh mở sách khi làm bài là chuyện không phải dễ, và tôi cho rằng, cách thi đó chưa hẳn đã được toàn thể SV tán thành.

    Tôi đã có lần thử SV bằng cách tuyên bố sẽ cho họ tha hồ mở sách trong kỳ thi, thì ngay lập tức rất nhiều trò đã phản đối. Tâm lý chung đều sợ kiểu thi này sẽ khiến các thầy ra đề khó hơn.

    Thực ra, thi được mở sách hay không, mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cần phải tùy theo môn học, tùy theo tính chất của bài thi mới có thể chọn cách này hay cách khác, chứ không nên tuyệt đối hóa một cách nào.

    Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải định nghĩa rõ ràng thế nào là “mở sách”? Phải chăng là có thể tham khảo, tra cứu tài liệu, kể cả truy cập trên mạng? Và khi đó, tôi có quyền nghi ngờ rằng, bài thi của thí sinh không hoàn toàn phản ánh đúng thực học của anh ta.

    - Thưa thầy Văn Như Cương, tới đây trường THPT Lương Thế Vinh có áp dụng cách thi cử này không?

    - Thầy giáo Văn Như Cương: Trường THPT Lương Thế Vinh của chúng tôi không chủ trường ra kiểu đề thi như vậy. Chúng tôi cho rằng cách làm này không phù hợp với học sinh THPT.

    Tuy nhiên, nếu có một số thầy ở một số bộ môn muốn kiểm tra theo cách đó thì vẫn được, không ai ngăn cản. Tôi cho rằng các môn khoa học tự nhiên thích hợp với cách thi này hơn các môn khoa học xã hội và nhân văn.

    - PCN Nguyễn Minh Thuyết: Cá nhân tôi cho rằng, việc SV được mang tài liệu vào phòng thi là rất bình thường, không cần đến Bộ cho phép. Thẩm quyền đó thuộc nhà trường và người thầy. Việc mang tài liệu hay không phụ thuộc vào cách ra đề. Có đề thi đòi hỏi trí nhớ, có đề đòi hỏi suy luận.

    Tôi rất ủng hộ việc cho phép SV dùng tài liệu khi làm bài và những đề như vậy rất khó làm chứ không đơn giản.

    Tôi không hoàn toàn chống việc học thuộc lòng. Có những môn học, cấp học đòi hỏi phải thuộc lượng kiến thức nhất định.

    Ví dụ, học sinh tiểu học phải thuộc nhiều thơ văn vì các em mới bước vào đời, mới tiếp thu ngôn ngữ, văn hoá. Việc thuộc nhiều bài thơ, áng văn hay có tác dụng phát triển khả năng diễn đạt, nâng cảm xúc thẩm mĩ, đồng thời cũng là kênh giải trí cho các em. Hay việc học toán buộc các em phải nhớ công thức. Nếu chỉ cần mỗi phương pháp suy nghĩ thôi mà không cần nhớ gì cả thì cũng không tốt.

    Bởi vậy, theo tôi không nhất thiết phải chống lại học thuộc lòng. Nhưng đối với bậc ĐH thì đòi hỏi phải có phương pháp nhận thức tốt và khơi gợi được tư duy độc lập của các em.

    Thi mở sách: Ra đề hay không dễ!

    - Xin các thầy cho biết, thế nào là một đề thi hay và để ra được những đề thi có chất lượng thì người thầy phải có những tố chất gì?

    - Thầy giáo Văn Như Cương: Đề thi hay trước hết phải đáp ứng được yêu cầu, mục đích của cuộc thi. Thi học kì khác với thi lên lớp, thi tốt nghiệp để cấp bằng cho đầu ra khác với thi tuyển lựa để có đầu vào, thi kiểm tra khác với thi học sinh giỏi… Rõ ràng, đối với mỗi cuộc thi như thế các yêu cầu mục đích không hoàn toàn giống nhau, bởi vậy đề thi hiển nhiên là phải khác nhau.

    Ngoài ra, một đề thi hay còn phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác như khả năng phân hóa năng lực của học sinh, yếu tố kích thích sáng tạo của thí sinh... Có thể chắc chắn một đề thi trắc nghiệm không bao giờ đạt được yếu tố này.

    Bởi vậy tôi rất ngạc nhiên khi thấy Bộ GD-ĐT đang tuyệt đối hóa và phổ cập kiểu thi trắc nghiệm, thậm chí cho cả kì thi vào ĐH, CĐ trong năm 2008. Bằng cách thi trắc nghiệm chúng ta sẽ giết chết óc sáng tạo của học sinh.

    - PCN Nguyễn Minh Thuyết: Thứ nhất, để ra được đề thi hay, người thầy phải có trình độ, không ngừng nghiên cứu, trăn trở. Kể cả những thầy dạy lâu năm nhưng đã gác bút về chuyên môn thì đề thi cũng không có sức sống.

    Thứ hai, người thầy ra được đề thi đòi hỏi suy luận thì trong quá trình giảng cũng đã phải cấp cho học sinh phương pháp đó rồi, chứ thầy không thể hỏi học sinh những điều thầy chưa dạy.

    Khi chủ trương đi vào cuộc sống, người thầy phải tự nâng mình để đáp ứng nhiệm vụ. Có điều là thầy cô nên lượng sức, thận trong việc ra đề. Ngoài yếu tố rõ ràng ràng phải tính đến thời gian phù hợp với khả năng của người làm. Đối với một số thầy cô mới vào nghề thì cần có hình thức phản biện để tránh sai sót hay đề thi kém chất lượng.

    - Hồi còn đi học, các thầy đã bao giờ được giở tài liệu khi làm bài thi không?

    - Thầy giáo Văn Như Cương: Lúc tôi học chuyên tu tiếng Nga đã gặp phải một bài thi dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Thí sinh được quyền mang từ điển Nga- Việt. Có người chỉ tra một hai từ, nhưng cũng có người phải tra đến vài ba chục từ. Sau khi thi xong thì có thể thấy rằng: ai tra tự điển nhiều không đủ thì giờ làm hết bài và do đó điểm kém hơn những người khác.

    - PCN Nguyễn Minh Thuyết: Khi tôi học đại học thì có, còn hồi học phổ thông thì không. Hồi tôi là học trò của GS Nguyễn Tài Cẩn, thầy ra đề thi chỉ hai chữ: “Tiếng một”, SV muốn mang tài liệu gì vào cũng được. Chính những đề như thế làm cho học trò rất sợ. Bởi nếu chép lại hoàn toàn sách hoặc những điều thầy giảng thì không có ý nghĩa gì cả.

    Lần khác, thầy dạy Ngữ âm học ra đề “Giải thích vì sao lại có nhiều cách giải thích khác nhau về các vần ong, anh, óc, ách trong tiếng Việt”. Chúng tôi đã học 4 cách giải thích của nước ngoài lẫn Việt Nam nhưng tại sao có nhiều cách giải thích như vậy thì chỉ đến khi đọc đề thi mới nghĩ đến. Hôm đó chúng tôi làm bài trầy trật song cảm thấy rất lí thú.

    Tôi nghiệm ra là thầy càng giỏi thì ra đề càng đơn giản và đề càng đơn giản, ngắn gọn thì càng khó, đòi hỏi người viết phải tư duy chứ không chỉ viết ra những gì có trong sách.

    Chấm điểm thầy là việc bình thường

    - Xung quanh chuyện học đường, có một vấn đề khác cũng đang được dư luận rất quan tâm, đó là việc cho phép học sinh được "chấm điểm" người thầy của mình thông qua các bài giảng. Liệu quyết định này có đi ngược truyền thống “tôn sư, trọng đạo” từ ngàn xưa của chúng ta không?

    - Thầy giáo Văn Như Cương: Tôn sư trọng đạo không có nghĩa là thầy dở mà cứ khen hay, thầy dốt mà cứ khen giỏi… Việc góp ý cho thầy giáo là điều nên làm nhưng bằng cách thích hợp.

    Nên làm, nhưng không phải theo kiểu “SV chấm điểm thầy giáo” hoặc là “SV đánh giá thầy giáo”… Dùng cụm từ “chấm điểm” hoặc “đánh giá” là lẫn lộn về thứ bậc, chỉ có thầy giáo cho điểm và đánh giá học trò mà thôi.

    - Thưa thầy, cách thích hợp mà thầy với đề cập tới là gì vậy?

    - Thầy giáo Văn Như Cương: Có một loạt vấn đề cần phải quan tâm khi quyết định lấy ý kiến của SV về thầy giáo.

    Ví dụ: Hình thức lấy ý kiến nên như thế nào? Đánh dấu vào những ô trong một bảng biểu điều tra, hay là góp ý tùy theo ngẫu hứng cá nhân? Bản góp ý có tên tuổi người viết, hay chỉ là nặc danh? Độ tin cậy của các bản góp ý được bao nhiêu phần trăm, và con số này dựa trên cơ sở nào? Bộ phận nào được phép tổng hợp các ý kiến của SV ? Thầy giáo có được tham dự vào khâu tổng hợp đó không?… chúng ta phải làm rõ được những vấn đề này đã.

    - PCN Nguyễn Minh Thuyết: Thực ra chuyện này đối với VN là rất mới. Cho đến những năm gần đây vẫn không có chuyện học trò được phát biểu đánh giá thầy cô. Thường thì thầy là người truyền thụ kiến thức, thầy dạy gì học trò nghe nấy. Quan điểm như vậy quá cứng nhắc, phong kiến.

    Việc SV được đánh giá GV cũng là chuyện bình thường. Đã nhiều trường thực hiện việc này để nhận phản hồi từ SV về chương trình đào tạo hay bài giảng.

    Tuy nhiên, tâm lý người dạy bao giờ cũng muốn nhận được phản hồi từ phía người học. Từ trước đến nay chúng ta quan niệm bài thi chỉ phản ánh kết quả học tập của SV mà không để ý đến mặt thứ hai của vấn đề, tức là cũng phản ánh chất lượng bài giảng của người thầy.

    Cũng không nên chỉ hiểu việc SV “đánh giá” giảng viên chỉ đơn thuần là thầy dạy hay hay dở mà có thể thông qua đó đề nghị thầy điều chỉnh giáo án, cách giảng cho hợp lý.

    - Vâng, đó cũng là cách làm rất hay để các thầy cô giáo nắm bắt kịp thời những phản hồi của sinh viên về chất lượng bài giảng. Tuy nhiên vấn đề không ít người băn khoăn, liệu một số sinh viên ý thức kém có thể lạm dụng việc này để bôi xấu thầy cô vì động cơ cá nhân, và giảng viên không muốn bị sinh viên ghét nên dễ dãi hơn?

    - PCN Nguyễn Minh Thuyết: Tôi nghĩ là dù thầy cô được quyền đánh giá SV hay SV được quyền đánh giá thầy cô bao giờ bên cạnh hành động tích cực cũng có những tiêu cực. Một số thầy cô lạm dụng việc cho điểm để dọa, trù úm SV. Giờ cũng có thể xảy ra điều ngược lại.

    Nhưng tôi tin số đông các em sẽ đánh giá khách quan. Những thầy cô có năng lực thực sự sẽ không ngại chuyện này. Với lại, đây chỉ là một kênh thông tin, ngoài ra còn đánh giá của đồng nghiệp, cấp trên và xã hội.

    - Thầy giáo Văn Như Cương: Điều đó rất có thể xảy ra. Có thể tránh điều đó bằng cách yêu cầu bản góp ý cần phải có tên người viết. Nhưng khi đó lại có thể có tiêu cực theo chiều hướng ngược lại: Người góp ý kiến thẳng thắn sẽ bị trù úm và sau đó không ai muốn nói thật nữa. Nói chung, tôi cho rằng hình thức góp ý như thế cũng rất dễ trở thành biện pháp hình thức, không thực chất.

    Hình thức dân chủ nhất là SV được lựa chọn thầy giáo theo nghĩa sau đây: Mỗi học trình có nhiều thầy dạy khác nhau (có thể ở nhiều trường ĐH khác nhau, hoặc thậm chí ngay ở trong một trường cũng có thể có đến hai, ba thầy dạy cùng một học trình) và SV thấy thầy nào hợp với “gu” của mình thì cứ học, không thích thì học thầy khác.

    Như vậy có thể xảy ra tình hình: lớp ông A chỉ lèo tèo vài chục SV, còn lớp ông B bao giờ cũng chật cứng. Có lẽ chỉ cần như vậy cũng đủ cho ông A xem lại chính mình và có cách phấn đấu cao hơn.

    - Xin cảm ơn các thầy!

    Xuân Thủy (thực hiện)

    School@net (Theo http://vtc.vn/giaoduc/hocduong/162885/index.htm)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.