Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89584024 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Biểu diễn hoán vị và một ứng dụng thú vị

    Ngày gửi bài: 02/10/2007
    Số lượt đọc: 2946

    Hoán vị (permutations) là một trong những khái niệm thú vị và hữu ích trong toán học nói chung và ứng dụng tin học nói riêng. Các thuật toán xung quanh hoán vị có từ những buổi đầu sơ khai của toán học và tin học, các bài tập sinh hoán vị luôn xuất hiện trong các cuốn sách cơ bản về Tin học và thuật toán. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả muốn giới thiệu một phương pháp thú vị để biểu diễn hoán vị, đó là ký hiệu vòng tròn (cycle notations) và một số ứng dụng đi kèm. Hy vọng bài viết có ích cho các bạn học sinh và sinh viên yêu thích thuật toán nói riêng và khoa học máy tính nói chung.

    Định nghĩa hoán vị:

    Một hoán vị của n đối tượng được định nghĩa là một cách sắp xếp (arrangement) của n đối tượng khác nhau theo một thứ tự nào đó. mỗi thứ tự duy nhất này gọi là một hoán vị (permutation). Ví dụ có 6 hoán vị của 3 đối tượng {a,b,c} là

    a b c, a c b, b a c, b c a, c a b, c b a

    Các đặc tính của hoán vị là một trong tính chất quan trọng trong phân tích thuật toán (trong [1], GS Knuth đã phân tích rất nhiều điều này, các thuật toán sinh hoán vị cũng có thể tìm thấy trong chương 1 của cuốn sách kinh điển này).

    Ký hiệu vòng tròn (Cycle Notations) biểu diễn hoán vị

    Trong bài viết này, chúng ta coi một hoán vị c d f b e a là một sự sắp xếp của 6 đối tượng a, b, c, d, e, f (ta cũng có thể coi một hoán vị là một sự sắp xếp lại (rearrangement) hoặc đổi tên các đối tượng). Với cách giải thích này, ta có thể dùng ký hiệu 2-dòng (two-line notation), ví dụ:

    (1)

    có nghĩa là “a thành c, b thành d, c thành f, d thành b, e không đổi, và f thành a”. Ký hiệu 2-dòng này không bị ảnh hưởng khi ta thay đổi thứ tự cách cột, ví dụ hoán vị trên có thể viết thành:

    hoặc theo 718 cách tương tự.

    Ký hiệu 2-dòng đôi khi không tiện lợi, và người ta thường xử dụng ký hiệu vòng tròn (cycle notation) để thể hiện điều này. Ví dụ hoán vị (1) có thể viết là:

    (a c f) (b d)(2)

    có nghĩa là “a thành c, c thành f, f thành a, b thành d, d thành b”. Một vòng tròn (x1,x2, …, xn) nghĩa là “x1 thành x2, x2 thành x3, …, xn-1 thành xn, xn thành x1” với các xi đôi một khác nhau. Bởi vì ký tự e không thay đổi nên nó không xuất hiện trong ký hiệu vòng tròn này. Ký hiệu vòng tròn không phải là duy nhất, ví dụ:

    (b d) (a c f), (c f a) (b d), (d b) (f a c)(3)

    đều tương đương với (2). Nhưng, chú ý là ký hiệu (a f c) (b d) không tương đương vì “a thành f” là không đúng.

    Thật dễ dàng để hiểu tại sao ký hiệu vòng tròn luôn luôn tồn tại. Bắt đầu với một thành phần x1 bất kỳ, hoán vị sẽ chuyển x1 thành x2, x2 thành x3, … cho đến cuối cùng (bởi vì chỉ có hữu hạn thành phần), chúng ta sẽ nhận được thành phần xn+1 nào đó là một trong các giá trị x1,…,xn trước đó. Và do đó xn+1 phải bằng x1, bởi vì nếu xn+1 bằng một trong các giá trị x2,…,xn-1 (hiển nhiên xn+1 ≠ xn) giả sử xi (2 ≤ i ≤ n-1) trong khi “xn≠ xi-1 thành xn+1=xi” (điều này là vô lý). Vậy (x1 x2 … xn) là một thành phần của hoán vị với n ≥ 1. Nếu nó chưa là một hoán vị hoàn chỉnh thì chúng ta sẽ tìm thấy một thành phần y1 và một vòng tròn khác (y1 y2 … ym) tương tự. Tất nhiên các thành phần của vòng tròn y sẽ khác vòng trõng vì nếu yi = yi, có nghĩa là xi+1 = yi+1, v.v. Và cứ như vậy cuối cùng tất cả các vòng tròn được tìm ra và ta có sự biểu diễn trọn vẹn cho hoán vị.

    Một trong những ứng dụng biểu diễn hoán vị này trong lập trình đó là khi ta cần sắp xếp n đối tượng theo một thứ tự khác mà không phải dịch chuyển chúng đi đâu cả. Ví dụ để thực hiện sự sắp xếp lại (1), tức là đưa:

    (a, b, c, d, e, f)  (c, d, f, b, e, a)

    chúng ta theo cấu trúc vòng tròn (2) và lần lượt đặt

    mà chỉ cần thêm một biến trung gian t mà thôi.

    Nhân hoán vị (Products of permutations)

    Chúng ta có thể nhân hai hoán vị với nhau, theo nghĩa của phép nhân là kết quả của một hoán vị sau hoán vị khác. Ví dụ hoán vị (1) được nhân với hoán vị

    tức là ta có “a thành c, rồi thành c; b thành d, rồi thành a; c thành f, rồi thành e, …”:

    (4)

    Phép nhân không có tính giao hoán (commutative) tức là không nhất thiết phải bằng với là các hoán vị. Một số ưa dùng phép nhân từ phải qua trái hơn so với các thông thường từ trái qua phải như (4). Trong thực tế, các nhà toán học luôn chia thành 2 phe trong vấn đề này (xem [1]); vậy chúng ta nên áp dụng cách biến đổi T1 rồi T2 ký hiệu bởi T1T2 hay là T2T1. Ở đây, chúng ta chọn cách T1T2.

    Công thức (4) được viết dưới dạng ký hiệu vòng tròn như sau:

    (a c f) (b d) (a b d) (e f) = (a c e f b)(5)

    Ở đây ký hiệu “X” không cần thiết vì việc nhầm với ký hiệu vòng tròn là không có khi ta hiển nhiên thấy rằng (a c f) (b d) thực sự là tích (product) của hai hoán vị (a c f) và (b d). Phép nhân hoán vị có thể được thực hiện trực tiếp với việc biểu diễn hoán vị bởi các ký hiệu vòng tròn. Ví dụ để tính tích của một vài hoán vị sau :

    (a c f g) (b c d) (a e d) (f a d e) (b g f a e)(6)

    chúng ta sẽ thực hiện từ trái qua phải như sau : “a thành c, c thành d, d thành a, a thành d, và d không đổi” , kết quả cuối cùng là “a thành d”, ta viết “(a d” là lời giải thành phần của hoán vị cần tìm. Giờ ta xét tiếp thành phần d: “d thành b thành g”, ta lại có “(a d g” và tiếp tục với g ta có “g thành a thành e thành f thành a”, như vậy vòng tròn đầu tiên sẽ là “(a d g)”. Ta lại tiếp tục với một thành phần mới chưa xuất hiện c, và tương tự tìm được vòng tròn (c e b). Như vậy ta có hoán vị của (6) là (a d g) (c e b).

    Đặc tả thuật toán nhân hoán vị bởi ký hiệu vòng tròn

    Sau đây chúng tôi trình bày một thuật toán đơn giản thực hiện phép nhân hoán vị được biểu diễn bởi ký hiệu vòng tròn này. Đầu vào của thuật toán là tích các vòng tròn (như (6)) và tính ra kết quả dưới dạng tích các vòng tròn rời nhau (disjoint cycles). Để đơn giản ở đây chúng tôi không trình bày việc loại bỏ (removal) các vòng tròn đơn (singleton cycles: ví dụ (e), thủ tục đơn giản này có thể giành cho bạn đọc). Như ví dụ trên đã trình bày phần nào hoạt động của thuật toán, chúng ta lần lượt “đánh dấu” (tạm dịch từ từ tag trong nguyên văn thuật toán được trình bày trong [1]) các thành phần của công thức đầu vào.

    A1. [First pass] Đánh dấu tất cả các dấu ngoặc đơn (parenthese) bên trái, và thay thế mỗi dấu ngoặc đơn bên phải bởi một sao chép đã được đánh dấu của ký hiệu đầu vào sao cho nó theo dấu ngoặc đơn bên trái thích hợp (xem ví dụ bảng dưới)

    A2. [Open] Tìm kiếm từ trái qua phải, tìm các thành phần chưa đánh dấu (untagged) đầu tiên của đầu vào. (Nếu tất cả các thành phần đã được đánh dấu, thuật toán kết thúc). Đặt START bằng thành phần tìm được và đưa ra một dấu ngoặc trái và thành phần đó, đồng thời đánh dấu nó.

    A3. [Set CURRENT] Đặt CURRENT bằng thành phần tiếp theo của công thức.

    A4. [Scan formula] Thực hiện qua phải cho đến khi hoặc gặp thành phần kết thúc của công thức hoặc tìm được thành phần bằng với CURRENT; trong trường hợp thứ hai, đánh dấu nó và trở về bước A3.

    A5. [CURRENT=START?] Kiểm tra, nếu CURRENT START, đưa ra CURRENT và trở lại bước A4 một lần nữa tại bên trái của công thức (bằng cách đó tiếp tục hoàn thành vòng tròn của công thức đầu ra).

    A6. [Close] Lúc này một vòng tròn hoàn chỉnh của công thức đầu ra đã được tìm thấy. Đưa ra một dấu ngoặc phải và trở lại bước A2.

    After Step START CURRENT (a c f g) (b c d) (a e d) (f a d e) (b g f a e) Output
    A1 (a c f g a)(b c d b)(a e d a) (f a d e f)(b g f a e b)
    A2a (a c f g a)(b c d b)(a e d a) (f a d e f)(b g f a e b)(a
    A3 (a c f g a)(b c d b)(a e d a) (f a d e f)(b g f a e b)
    A4 (a c f g a)(b c d b)(a e d a) (f a d e f)(b g f a e b)
    ...
    A4ad
    ...
    A4aa
    ...
    A5a d
    ...
    A5a g
    ...
    A5 a a
    A6 a a
    ...
    A2 c a
    ...
    A5ce
    ...
    A5cb
    ...
    A6cc
    ...
    A6ff

    là ký hiệu biểu diễn con trỏ theo sau phần tử vừa quét (scan), các thành phần được đánh dấu có màu xám mờ hơn.

    Minh họa với công thức (6). Bảng trên đây diễn tả các bước thực hiện của thuật toán. Dòng đầu tiên của bảng là công thức sau khi ký hiệu ngoặc phải đựoc thay thế bởi thành phần đầu tiên của vòng tròn tương ứng; các dòng tiếp theo thể hiện quá trình thực hiện của thuật toán và lần lượt thêm các thành phần được đánh dấu. Một con trỏ (cursor) thể hiện biến chạy trong công thức.

    Kết quả thuật toán là (a d g) (c e b) (f); chú ý là các vòng tròn đơn sẽ có thể xuất hiện trong công thức đầu ra và không khó để sử dụng thủ tục loại bỏ nó.

    Như vậy, bài viết đưa ra một ký hiệu biểu diễn hoán vị khá thú vị ứng dụng trong lập trình, và đưa ra thuật toán ứng dụng trên bài toán nhân hai hoán vị. Mong bài viết có ích cho một số ứng dụng thuật toán mà các bạn gặp phải trong học tập.

    Tài liệu tham khảo

    1. GS Knuth (ĐH Stanford, Hoa Kỳ), Nghệ thuật lập trình, tập 1, 1997.

    2. Từ điển Wikipedia tiếng Anh (en.wikipedia.com)

    Đinh Quang Huy(huydq@coltech. (Theo Tạp chí Tin học và Nhà trường)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.