Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89482713 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nền móng giáo dục chính là lòng tin!

    Ngày gửi bài: 17/09/2007
    Số lượt đọc: 2480

    TT - Nhân ngày khai trường, nhà văn Nguyễn Khắc Phục đã chia sẻ tâm sự với bạn đọc Tuổi Trẻ về một thời đi học và sự học của mình.
    Nhà văn Nguyễn Khắc Phục là người được coi là “pho từ điển sống” của thế hệ mình - những học sinh dở dang đường học hành, xếp bút nghiên ra mặt trận - vì khả năng tự học. Ông cũng là nhà văn rất thành công với bộ tiểu thuyết viết về học sinh - sinh viên: Học phí trả bằng máu,

    Bài học đầu tiên
    * Ngày khai trường nào trong đời khiến ông đến bây giờ vẫn còn ấn tượng?
    - Tôi không thể quên được ngày khai trường thiêng liêng nhất trong cuộc đời mình, đó là ngày đầu tiên của năm học lớp 1. Hết vỡ lòng, tôi theo gia đình về quê ở Nam định sau một cơn gia biến. Về quê hôm trước thì hôm sau khai giảng. Cha tôi không còn lòng dạ tâm trí đâu sắm sửa cho các con ngày đến trường. Anh trai tôi đưa tôi đi học. Đường làng đầy mùi lúa lên đòng. Cả làng chỉ có một ngôi nhà ngói của ông lý Thuật đã vào Nam, xã dành ngôi nhà ấy cho học sinh lớp 1. Thầy giáo của chúng tôi là thầy Mịch - một du kích xã mới học hết lớp 3. Lớp học thì lộ cộ, anh lớn nhất tên là Hoắc, hơn tôi ít nhất 10 tuổi, tất cả con trai trong lớp đều có những mái đầu kiểu “lợp ngói” - nhà quê không có tôngđơ, cắt tóc bằng kéo lớp nọ xếp tầng lên lớp kia trông như ngói lợp. Cả lớp nhìn tôi như vật lạ vì có một thằng “ở thành” về.
    Thầy Mịch đã dạy bài học đầu tiên. Đó là bài tập đọc “Nhớ cờ”. 52 năm rồi mà tôi không thể quên được nội dung bài tập đọc ấy: trong vùng tạm chiếm, có những em bé nhớ cờ Tổ quốc quá, muốn chào cờ mà không cách nào có cờ để chào. Chúng bèn rủ nhau ra sau bức tường của ngôi miếu hoang, dùng gạch non vẽ cờ Tổ quốc, cũng tô đỏ lá cờ, tô vàng ngôi sao năm cánh, và làm lễ chào cờ. Bài học đầu tiên không có một chữ nào về ngày khai trường, cũng không có mùa thu, hương cốm... nhưng chúng tôi không đứa nào bảo đứa nào, sau buổi học mỗi đứa một mẩu gạch non vẽ chi chít những lá cờ lên tường nhà ông lý Thuật. Và đến trưa, cả lớp rủ tôi cùng ra sông câu tôm. Đến chiều về nhà, không biết bằng cách nào tôi đã đánh mất quyển vở và mọc thêm bên hông một cái… giỏ. Sau bài học “Nhớ cờ”, tôi đã bình đẳng với tất cả học trò lớp 1 quê tôi.
    * Từng có một bộ tiểu thuyết đồ sộ về tuổi trẻ và mái trường thời đấu tranh giành độc lập (Học phí trả bằng máu), ông rút ra được điều gì từ những nguyên mẫu nhân vật học sinh - sinh viên của mình để gửi gắm đến những học sinh của ngày hôm nay?
    - Tôi tin những điều tôi viết về thế hệ học sinh - sinh viên thời đấu tranh giành độc lập dân tộc sẽ không cũ với hôm nay. Tôi đã sống và viết cùng những người trẻ tuổi của cả hai miền Nam - Bắc. Thế hệ ấy đã sản sinh rất nhiều anh hùng và nghệ sĩ. Có những người vừa là nghệ sĩ vừa là anh hùng. Vì bản chất của thế hệ ấy là lãng mạn và quyết liệt.
    Tôi nghĩ chúng ta có quyền chờ đợi ở thế hệ học sinh sẽ dự khai trường ngày mai, những công dân mơ mộng và cháy bỏng như thế. Nếu chỉ là kiến thức thì chỉ giúp ích cho cá nhân người sở hữu kiến thức ấy, nhưng kiến thức được tiếp nhận và truyền bá bởi những người trẻ mơ mộng và cháy bỏng thì một quốc gia có quyền hi vọng...
    Muốn có SGK tốt nhất thì phải trung thực và khoa học



    * Báo chí, công luận, phụ huynh và bản thân học sinh đã kêu ca quá nhiều về những bất cập của nền giáo dục. Với tư cách một nhà văn - công dân, ông có thể không “kêu ca” nữa mà đóng góp một cái gì đó, dù chỉ là một ý kiến cá nhân cho “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” hay không?
    - Tất cả phải bắt đầu từ sách giáo khoa (SGK). Không phải ngẫu nhiên mà nước Nhật quan tâm sửa từng chữ trong SGK (tôi chưa bàn đến đúng sai ở chỗ sửa của họ), không phải vô tình mà Tổng thống Nga Vladimir Putin thành lập lại Bộ Tu thư SGK nước Nga để đánh giá lại tất cả SGK lịch sử từ thời Stalin đến nay. Tất cả các nước hiện nay đều cực kỳ nhạy cảm với mỗi thay đổi nhỏ nhất của SGK. Đơn giản vì đó là nơi khẳng định giản dị, chắc chắn và hiệu quả nhất về những giá trị của dân tộc mình.
    Muốn có SGK tốt nhất thì phải trung thực và khoa học. Một mình bộ trưởng Bộ GD-ĐT không làm được việc này. Nó cần sự nhận thức và đồng thuận của cả xã hội, thông qua Quốc hội. Quốc hội cần có đạo luật về SGK và cụ thể hóa bằng những con người cụ thể có quyền lực để thực hiện nó. Bài học đầu tiên từ SGK sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Tôi rất thấm thía điều đó, vì đến giờ này tôi vẫn tự hào mình vẫn nhớ và học theo bài tập đọc lớp 1 - “Nhớ cờ”.
    * Thế hệ các ông không có điều kiện học hành bài bản, cả vật chất lẫn thời gian đều thiếu, nhưng hầu hết đều thành người. Yếu tố nào trong giáo dục thời ấy đã khiến các ông có khả năng “tự hoàn thiện” dù không được học đầy đủ ở trường?
    - Chúng tôi được hưởng một nền giáo dục nói thẳng là lạc hậu, nhưng nền giáo dục ấy vẫn có những hiệu quả nhất định và đã góp phần đào tạo chúng tôi thành người, vì theo tôi, nó có được những yếu tố cực kỳ quan trọng. Thứ nhất, cả thầy và trò đều tin vào những gì mình đang dạy, đang học; cả xã hội cũng tin vào những gì mà thầy và trò đang dạy nhau trên lớp. Thứ hai, tất cả biến động xã hội - kể cả những xáo trộn từ nền móng như cải cách ruộng đất có thể làm thay đổi đến từng tế bào của nông thôn VN - nhưng lạ thay, lại không làm hoen ố, vẩn đục được tâm hồn con trẻ thời ấy. Thứ ba, trong dòng máu của cả một dân tộc non nớt, chưa trưởng thành - vừa giành độc lập không đầy một năm đã qua chín năm binh lửa - tiềm ẩn một khát khao cháy bỏng: khát khao tri thức.
    Với chúng tôi ngày ấy, mỗi ngày đến trường là một ngày đi hội. Chính vì thế những tri thức học được từ thầy và từ sách, dường như không phải được tiếp nhận mà được ngấm qua đường máu. Học được chữ nào, ngày nào thì đó là hạnh phúc. Điều đó cho thấy một nền giáo dục kể cả khi còn có những khiếm khuyết, thiếu thốn, nhưng nếu được xây dựng trên nền móng là lòng tin, nhất là tin vào các giá trị của dân tộc thì nó vẫn có thể vượt qua được những khiếm khuyết của mình để đạt đến những thành tựu về đào tạo con người.
    Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=218320&ChannelID=13

    Ngày nay, một số giá trị có phần lung lay và cả người dạy lẫn người học đều không mấy tin vào những gì mình đang dạy và đang học. Đó là vì quan hệ trong nhà trường đã chuyển sang quan hệ dịch vụ. Dịch vụ sẽ là không tránh khỏi trong tương lai, nhưng nó chỉ hiệu quả khi có nền móng là lòng tin.

    Thu Hà (Theo tuoitre.com.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.