Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89509858 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tiền học nặng vai người nghèo

    Ngày gửi bài: 05/09/2007
    Số lượt đọc: 2442

    TP - Một tuần trước ngày khai giảng năm học mới cũng là lúc các bậc phụ huynh chạy đua nước rút để kiếm đủ tiền cho các khoản mua sắm và phải đóng. Không chỉ những gia đình nghèo, những hộ có mức thu nhập trung bình cũng canh cánh nỗi lo tiền học cho con.

    Nỗi lo len cả vào giấc mơ

    Trong ngày đầu tiên đưa con vào lớp 1 đến trường tiểu học Trần Quốc Thảo (Q.3, TP.HCM), chị Lê Thị Hồng đã nhẩm tính chi hết các khoản nào quần áo, giày dép, dụng cụ học tập cho con gần 1 triệu đồng.

    Đó là chưa kể các khoản phí thu đầu năm của nhà trường cũng ngót nghét 500.000 đồng. Chị than thở: “Bây giờ cái gì cũng tăng giá, học phí mà tăng theo thì con nhà nghèo lo lắm...! Cả tuần nay, ngay cả trong giấc mơ tôi cũng lo chuyện kiếm tiền cho hai đứa nhỏ đi học”.

    Theo thông báo, bậc tiểu học không thu học phí cũng không làm phụ huynh yên tâm. Kinh nghiệm truyền lại từ các năm học trước, các khoản khác như tiền trang bị cơ sở vật chất bán trú, tiền học ngoại khóa,… và nhất là tiền hội phụ huynh HS... mới “nặng ký”.

    Năm học rồi, chị Huỳnh Thị Mai có 2 đứa con học trường tiểu học Lê Lai (quận Tân Phú). Riêng các khoản tiền đầu năm hết 1,7 triệu đồng. Còn năm nay, các khoản mua sắm thì lại tăng vùn vụt do giá thị trường leo thang. “Bữa giờ mua sắm các khoản linh tinh cũng đã hết gần triệu bạc rồi. Đó là mình không dám mua đồ đắt tiền”- Chị Mai nói.

    Bậc tiểu học còn đỡ, ở những bậc THPT thì khoản chi phí may đồng phục, sách giáo khoa là nhiều nhất. Chị Bình (Q.3, TPHCM) cho biết (riêng chi phí đồng phục cho con gái học lớp 11 trường THPT Lê Thị Hồng Gấm đã hết gần 400.000 đồng gồm một bộ áo dài và 2 bộ đồng phục do nhà trường quy định.

    Áo dài thì tự may, còn đồng phục nhà trường bán với giá 128.000đồng/bộ. Nhưng về lâu dài thì bằng đó quần áo vẫn chưa đủ cho một nữ sinh tuổi mới lớn mặc trong một tuần, nên có khi chị còn phải chi tiền để may thêm.

    Còn sách giáo khoa thì ngoài sách học, còn sách tham khảo, sách bài tập… Như Bộ SGK lớp 11 phân ban mới phát hành gồm 13 cuốn giá của NXB là 102.600 đồng, nhưng để dùng đủ phải mua trọn bộ… 21 cuốn với giá 186.000 đồng.

    Với các xóm công nhân lao động nghèo thì quần áo mới, dụng cụ học tập mới cho các em mỗi năm học mới là gánh nặng đến mức hễ nhắc đến là các bậc phụ huynh mặt mày ủ rũ. Ở xóm công nhân khu đường Tây Thạnh, nơi tập trung lực lượng công nhân của khu công nghiệp Tân Bình, mấy hôm nay rộn ràng hơn do cả xóm bàn tán so sánh tiền học của trường nọ trường kia mà con em họ đang học.

    Anh Hải, lái xe ba gác thuê cho biết 2 đứa con anh đã tựu trường được mấy ngày mà vợ chồng anh chỉ đủ tiền mua vở và bút viết. Còn sách giáo khoa, đồng phục và tiền học phí vẫn chưa biết kiếm đâu để chi trả.

    Vợ anh làm công nhân cho Cty may Thắng Lợi, lương tháng 1,5 triệu đồng. Thu nhập của vợ chồng không đủ tiền thuê nhà và ăn ở của cả gia đình 4 người. Vợ chồng bàn nhau xin ứng trước tiền lương để lo cho con.

    Đua nhau tăng giá

    “Sách vở, bút, đồng phục… nhất loạt tăng giá trong khi lương thì đợi mãi chẳng thấy nhích lên chút nào” - Anh Hà, công tác tại Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 nói.

    Anh nhẩm tính: “ Một cuốn vở rẻ nhất cũng 3.000 đồng, nhưng loại vở giấy dày, chất lượng hơn thì 5.000 - 6.000đồng/ cuốn. Nhà có 2 đứa con đi học, xài ít nhất cũng 20 cuốn vở, trên 100.000 đồng. Cách đây mấy năm, một cuốn vở loại tốt nhất cũng chỉ 2.000 đồng. Rồi đồng phục học sinh, mỗi năm trường đổi một kiểu.

    “Đồ năm ngoái vẫn còn tốt nhưng năm nay phải bỏ đi mua cái mới. Sách thì mỗi năm mỗi một chương trình mới, lại phải mua sách mới. Nếu tận dụng được những thứ đó, phụ huynh chúng tôi đỡ biết chừng nào” – Anh Hải ca thán.

    Cũng may học phí tạm thời không tăng nhưng các khoản thu “tự nguyện” như hội phụ huynh học sinh, tiền cơ sở vật chất, học ngoại khóa nghe đâu rục rịch tăng. Đáng lưu ý hơn là khoản tiền bảo hiểm y tế năm học mới này đột ngột tăng từ 60.000 đồng lên 90.000 đồng/ học sinh/ năm.

    Tuỳ tiện

    Các phụ huynh cho rằng, một số chi phí gia tăng còn do sự tuỳ tiện trong quy định của mỗi trường cũng như năng lực quản lý và ý thức yếu kém của giáo viên chủ nhiệm.

    Chị Thu - một phụ huynh có con gái học lớp 4 ở trường Tiểu học Th. (Hà Nội) cho biết: “Năm ngoái tôi phải mua cho con tôi tổng cộng 6 cái bút mực, hàng nắm bút chì, hàng nắm tẩy... Ngoài một phần nhỏ do cháu làm hỏng, còn lại là mất. Tôi chẳng hiểu GV chủ nhiệm của cháu quản lý lớp thế nào mà suốt ngày để cho HS lục tung toé cặp sách của nhau”.

    Một phụ huynh khác có con học ở trường này kêu ca về việc các cháu dùng quá tốn vở. Trước đó, HS của trường đều dùng vở 4 ô ly. Năm ngoái, trường thay Ban giám hiệu. Học kỳ I, Ban giám hiệu mới yêu cầu tất cả HS trong trường phải sử dụng vở 5 ô ly khiến cho hàng loạt HS “ế” hàng chục cuốn vở 4 ô ly.

    Thấy quy định này không phù hợp, sang học kỳ II, nhà trường lại bắt HS dùng trở lại vở 4 ô ly. Báo hại hàng loạt HS khác phải dùng những cuốn vở mới toanh, giấy bóng đẹp của Hồng Hà để làm vở... nháp! Vở Hồng Hà loại tốt có giá 5.000 đồng/quyển. Với quy định tuỳ tiện này của nhà trường, mỗi phụ huynh phải chịu lãng phí cả trăm nghìn đồng.

    Có phụ huynh phàn nàn về việc nhà trường “vẽ vời” khiến HS phải dùng tốn vở. Dù các cháu mới chỉ là HS lớp 2, lớp 3, ngoài vở viết ở trường ra, nhà trường quy định phải có vở ở nhà cho từng môn. Ban ngày các cháu học 2 buổi/ngày ở trường rồi nhưng đêm về cháu nào cũng phải soạn sẵn bài hôm sau vào vở riêng.

    Một phụ huynh cho biết: “Con tôi năm học lớp 2 phải dùng tổng cộng 60 cuốn vở, lớp 3 – 50 cuốn. Năm nay tôi cũng phải mua sẵn cho cháu 40 cuốn - vị chi hết 200.000 đồng”.

    Tuy nhiên, hầu hết các phụ huynh cũng đều xác định, những chi phí cho việc học của con em mình trước ngày khai giảng mới chỉ là “khúc dạo đầu”. Chỉ đến kỳ họp phụ huynh đầu tiên của năm học mới, tiền trường mới thực sự làm “viêm màng túi” của các phụ huynh!

    Năm học 2007 – 2008: Thực hiện “4 không”

    Chiều 29/8, Bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc họp báo về việc ngành GD&ĐT chuẩn bị cho năm học mới 2007 – 2008. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận, năm học này toàn ngành GD tiếp tục thực hiện Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung:

    Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong GD; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và để học sinh ngồi nhầm lớp.

    Theo nhận định của các Vụ bậc học Bộ GD&ĐT, nhờ cuộc vận động “hai không”, năm học qua hệ thống giáo dục phổ thông trên toàn quốc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác đánh giá chất lượng dạy - học.

    Việc đánh giá tuy chưa thật sự khách quan hoàn toàn nhưng đã đạt được nhiều tiến bộ. Qua đó phần nào “lượng hoá” được chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay. Theo đó, HS cấp học càng cao thì tỉ lệ yếu kém càng lớn. Cụ thể tỉ lệ HS yếu kém ở các cấp học như sau: Tiểu học – 5,1%; THCS – 13,75%; THPT: 18,2%.

    * Theo NXB Giáo dục tính đến ngày 20/8, trên toàn quốc đã có gần 90 triệu bản SGK được phát hành. Giá SGK không thay đổi so với những năm trước.

    Ngoài ra, từ tháng 5/2007, NXB GD đã phát hành hơn 355.000 phiếu giảm giá 15% SGK phục vụ năm học 2007 – 2008 với tổng trị giá giảm là 3,5 tỉ đồng.

    Quý Hiên – Hà Ân (Theo http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Article)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.