Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89516051 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chi phí cơ hội cho bốn năm đại học như thế nào?

    Ngày gửi bài: 01/08/2007
    Số lượt đọc: 2926

    Nguồn: http://www.vietimes.com.vn/vn/giaoduc/3322/index.viet
    - Đối với những quốc gia hạn chế số lượng sinh viên vào các trường đại học như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam… và nhiều nước châu Á khác, thi tuyển là con đường duy nhất đối với các thí sinh vừa mới rời ghế nhà trường.


    Một cuộc điều tra về giá trị của tấm bằng đại học ở Trung Quốc cho thấy, 82,3% số người được hỏi cho rằng, giá trị của nó không còn lớn như 10 năm trước. Những người có trong tay tấm bằng Đại học vẫn phải cạnh tranh quyết liệt để có việc làm. Nguy cơ thất nghiệp đối với họ rất lớn. Sau 4 năm – thời gian tối thiểu của một trường Đại học, chi phí cơ hội mà người học phải trả là những gì?
    Những “cuộc đua” hụt hơi!
    Mức thu nhập bình quân theo đầu người (GDP) của Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã tăng lên con số trên dưới 600 USD/người/năm. Tuy nhiên, đó là con số tính trung bình. Bên cạnh những cá nhân hàng tháng phải đóng thuế thu nhập cá nhân – giải pháp của một xã hội tiến bộ nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội – vẫn còn rất nhiều những gia đình có mức thu nhập chưa vượt quá con số 100 USD/năm.
    Họ là ai?
    Họ là những người nông dân, nguồn thu chủ yếu trông chờ vào khoảnh ruộng phân theo đầu người chưa được 360 mét vuông/người (đơn vị 1 sào Bắc bộ). Khoảnh ruộng ấy, một năm cho thu hoạch 2 vụ lúa chính. Với năng suất trên dưới 3 tạ thóc/sào, một năm, mảnh ruộng ấy cho người nông dân trên 1 triệu đồng (chưa đầy 100 USD). Đối với những gia đình có con em đi học đại học, khoản thu nhập này được chuyển cho người đó. Những người còn lại trong gia đình, họ sống bằng gì? “Phóng lao phải theo lao”, trong suốt thời gian mấy năm trời con em của họ ngồi trên giảng đường, những tiện nghi trong gia đình hầu như không hề thay đổi. Nó chỉ cũ đi, hỏng đi và hiếm có cơ hội thay thế bằng đồ mới. Người Việt Nam gọi, đó là sự hy sinh: “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Thực chất, họ đã chơi một “canh bạc” mạo hiểm với kỳ vọng, những cử nhân, kỹ sư đầu tiên của gia đình sẽ bù đắp lại, sau khi tốt nghiệp Đại học.
    Làm một phép tính đơn giản: trung bình một sinh viên sau khi vượt qua kỳ thi tuyển của một trường Đại học, họ bắt đầu một cuộc sống mới tại một môi trường mới. Mức học phí trung bình cho một năm học dao động từ 1.200.000 đồng/năm đến 1.800.000 đồng/năm. Đó là mức học phí của các trường đại học công lập. Thông thường, số tiền này sẽ được đóng một lần hay chia làm 2 lần ở cuối mỗi kỳ học. Một tháng, giá tiền thuê phòng, tiền điện nước, tiền sinh hoạt, ăn uống, những khoản tiền phát sinh khác…, tối thiểu 500.000 đồng/người/tháng. Đó là mức tiền mà những sinh viên nghèo phải dè sẻn và lập kế hoạch chi tiết mới có thể tằn tiện không bị “vỡ kế hoạch” vào cuối tháng.

    Như thế, một năm cần 10 triệu đồng cho một sinh viên. Giá trị của một tấm bằng Đại học, theo đó chi phí tối thiểu là 40 triệu đồng. Với số tiền này, một gia đình nông dân sẽ làm được nhiều việc lớn. Họ cũng không thể ngờ, mình có thể bỏ ra được một số tiền lớn như thế trong khi mức thu nhập chính mà họ có được là quá mong manh! Người sinh viên ra trường nhận tấm bằng, cũng không hề nghĩ, 22 tuổi, mình vẫn là người “tiêu tiền” chứ chưa phải là người kiếm tiền. Lý do “ôn hòa”, đó là sự đầu tư cho tương lai! Nếu như họ không đi học đại học, bốn năm ấy, họ có được những tích lũy cá nhân cho mình “làm vốn” vào đời; hay chí ít, có được một cái nghề. Đó là đối với những người biết lượng sức mình để vác một hòn đá tương ứng với sức lực, khả năng của họ!
    Cuộc đua của cha mẹ!
    Đỗ Thị Huế, sinh năm 1987, sinh viên năm thứ 2 Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), quê ở tỉnh Thái Bình. Gia đình em là một gia đình thuần nông. Năm 2005, em tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học với số điểm vượt điểm chuẩn khá cao. Nhà em có 4 sào ruộng. Đó là nguồn thu nhập chính và cũng là nghề nghiệp chính của cả nhà. Từ khi Huế lên Hà Nội học, mẹ em nhận cấy rẽ (những người không có nhu cầu cấy ruộng sẽ “cho thuê” ruộng) thêm 6 sào nữa của những người trong làng. Những lúc nông nhàn khi thời vụ kết thúc, mẹ em đi bán hàng lặt vặt. Bố em, một người đàn ông trên 40 tuổi, đi làm phu hồ cho các nhóm thợ xây ở tỉnh lẻ. Theo sự tính toán của gia đình, như một sự phân công mặc định, tiền công của bố sẽ chuyển sang cho Huế hàng tháng. Thu nhập từ những buổi chợ “buôn thúng bán mẹt” của mẹ, sẽ làm nguồn sống của cả gia đình. Không hề có một khoản tiền nào để dự phòng những bất trắc có thể xảy ra. Dưới Huế là một em gái cũng đang ở cuối cấp 3, sắp sửa tham dự mùa tuyển sinh năm tới!
    Những bậc phụ huynh như bố mẹ Huế rất nhiều ở quê em. Họ không dám ốm, không dám nghỉ ngơi. Nếu họ nghỉ, tiền chi tiêu hàng tháng của con cái họ sẽ bị chậm lại!
    Cuộc đua của con!

    Con nhà nghèo thường biết nghĩ sớm! Đó là một sự thật, không riêng với Huế mà với rất nhiều các bạn sinh viên đến giảng đường từ tỉnh lẻ!
    Bên cạnh việc tằn tiện, dè sẻn các khoản chi tiêu, Huế đi dạy thêm buổi tối. Khoản thu nhập này sẽ dành vào nhưng khoản chi phát sinh khác và bớt đi một phần nhỏ trong số tiền hàng tháng bố mẹ em gửi lên. Em đi dạy liên tục vào các ngày trong tuần. Chỉ khi nào đến kỳ thi giữa kỳ, em mới dám cho “học trò” của mình nghỉ học. Dạy thêm, làm thêm để có thu nhập, đó là con đường quen thuộc của hầu hết các sinh viên ngoại tỉnh. Tuy nhiên, cả Huế cũng chưa bao giờ nghĩ, công việc em làm thêm, chỉ có thể giải quyết được vấn đề trước mắt, đó là có thêm tài chính cho các chi phí học tập. Những công việc như thế, không hề giúp em có kinh nghiệm đối với ngành học mà em đang theo tại trường! Nhiều sinh viên không cân đối được giữa việc học và làm thêm, đã phải trả giá cho những môn học không qua, hay kéo dài thời gian học thêm 1 vài năm nữa!
    Cuộc đua “giữ nhân phẩm”!
    Trước một cuộc sống mới, trước những điều mới lạ, rất nhiều sinh viên đã không làm chủ được mình. Họ đã sa ngã. Trong số những thành phần cá biệt thuộc lớp “công tử nhà giàu”, có không ít các sinh viên đến từ ngoại tỉnh, gia đình không khá giả. Họ bị cuốn vào cơn bão của những cám dỗ!
    Trong số những sinh viên thi thuê đại học được công an phanh phui trước ngày thi, có nhiều trường hợp đối tượng là sinh viên đến từ tỉnh lẻ. Trong rất nhiều lý do khiến họ phạm pháp, có lý do xuất phát từ nguyên nhân không có tiền! Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là bao biện cho những hành động thiếu sự suy nghĩ của những kẻ không có trách nhiệm với tương lai của chính mình!
    Quả thực, trước quá nhiều cạm bẫy, những người không có kinh nghiệm, không có bản lĩnh… sẽ dễ dàng bị cuốn trôi từ lúc nào mà không hay biết.
    Đánh đổi để được gì?
    Tôi đã trò chuyện với rất nhiều các bạn trẻ, những người vừa ra trường, háo hức cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp đại học. Tấm bằng ấy, là sự xác nhận của xã hội đối với trình độ học vấn, là chìa khóa và điều kiện cần để họ đi tìm một công việc, với khát vọng sẽ thực hiện được ước mơ sau 4 năm đèn sách. Thế nhưng, có rất nhiều bạn trẻ đã không kìm nén được sự thất vọng của mình. Tấm giấy thông hành ấy chưa đủ “uy tín” để bất cứ nhà tuyển dụng nào sẵn sàng tiếp nhận họ vào một vị trí công việc đang cần người.
    Bất cứ một trang web tìm việc trực tuyến, bất cứ một trung tâm tư vấn, bất cứ hội chợ việc làm nào…, cơ hội dành cho các “cô cử, cậu cử” cũng đều quá hẹp. Thông thường, một vị trí tuyển dụng luôn có những yêu cầu đưa ra nhằm sàng lọc ứng viên: bằng chuyên ngành, tiếng Anh, vi tính, có kinh nghiệm, có phương tiện, ngoại hình… Những yêu cầu khác, có thể ứng viên đáp ứng được. Nhưng, riêng yêu cầu “ưu tiên người có kinh nghiệm”, đã “đóng cánh cửa” vào đời cho các lao động chất lượng cao, được đào tạo bài bản, chính quy… đang khấp khởi hy vọng và chờ đợi! Những người may mắn vượt qua kỳ sát hạch, chấp nhận một mức lương thử việc “đủ tiền trà nước”. Hết thời gian thử việc, căn cứ trên thực trạng của công ty, đơn vị thực sự cần người hay không, họ sẽ được giữ lại để… đào tạo lại! Nếu không, họ sẽ trở thành lao động không công trong ngần ấy thời gian. Những trường hợp như thế, không hiếm người sẵn sàng đứng ra làm nhân chứng!
    Không có kế hoạch hay do sự định hướng sai?
    Đào tạo bậc đại học, dù ở quốc gia nào, hình thức thi tuyển ra sao, nó cũng là một phương thức quản lý và định hướng phân bổ nguồn nhân lực trong toàn xã hội, một cách có chủ trương, theo kế hoạch, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia ấy. Tuy nhiên, nó có thực sự hiệu quả và hợp lý hay không, không phải quốc gia nào cũng đạt được như mong muốn!
    Ở các nước sử dụng hình thức thi tuyển, thời gian các thi sinh thi đầu vào cũng là lúc các “lao động chất xám” được cho “ra lò”. Hai dòng chuyển động trái chiều, nhưng cùng trong một guồng quay, tạo nên những nghịch lý, những mâu thuẫn: một bên thi tuyển, chọn lựa thế hệ sinh viên mới thay thế lớp đào tạo vừa tốt nghiệp; một bên hoàn thành thời gian học tập. Cả hai bên đều có những bức xúc, những bức xúc này năm nào cũng có, tồn tại như một đặc trưng của câu chuyện không bao giờ mới: sự cạnh tranh để tìm được chiếc ghế trên giảng đường giữa các thí sinh; nguy cơ thất nghiệp và số phận những cử nhân đi làm những công việc không cần đến bằng cấp, lao động tay chân thuần túy, với giác mơ “chờ cơ hội”!
    Sự mâu thuẫn này, do đâu mà có? Do bản thân các thí sinh sẵn sàng chấp nhận chi phí cơ hội cho 4 năm học, khi họ chưa hề có kế hoạch cuộc đời của chính bản thân mình? Hay do sự định hướng sai của cả một bộ máy đứng ra làm công việc đào tạo nghề, đào tạo nguồn lao động chất xám tương lai cho xã hội?
    Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã từng chia sẻ về câu chuyện "kế hoạch cuộc đời". Theo ông, thực tế, các bạn trẻ thường có hào hứng rất chung chung: "Muốn thành đạt, muốn cống hiến, muốn làm nhiều điều có ích..." Những ham muốn như vậy đặt nền tảng cho định hướng giá trị tốt. Nhưng định hướng hành động không thực vì nó không rõ những mục đích vươn tới. Chẳng hạn: muốn phục vụ dân tốt hơn thì phải chọn những nghề phục vụ dân nhiều hơn...Nghĩa là định hướng hành động phải cụ thể hóa hơn một bước nữa thì người Việt không có nhiều.
    Mục tiêu cụ thể của giới trẻ thường chưa đề ra được. Nguyên nhân do xác định định hướng chậm. Học sinh ở Việt Nam học phổ thông không có phân ban như các nước (mấy năm nay làm thí điểm thì có quá nhiều vấn đề). Ví như mô hình giáo dục của Mỹ, phân ban ngay từ nhỏ: Có những người Văn thì học lên rất cao, nhưng Toán thì học ở lớp dưới... Chương trình của họ rất "mềm". Và theo định hướng gì thì họ sẽ phân học theo chương trình từ nhỏ.
    Nguyên nhân nữa là hệ thống giáo dục của mình chưa dạy những kỹ năng mà chỉ dạy kiến thức. Trong khi, mô hình trường của Mỹ và châu Âu có dạy khả năng tư duy, khả năng tổ chức thời gian, khả năng giao tiếp, khả năng làm chủ thời gian!”.
    Tuổi trẻ, khi chưa có những quyết định nghiêm túc cho mình, cần được gia đình, xã hội… định hướng để các em đi đúng con đường dành cho mình. Có những người, không định hướng đúng, đi hết con đường lại bắt đầu làm lại. Họ đánh đổi tuổi thanh xuân của mình vì những điều ngộ nhận. Chính các trường đại học, là một trong những nguyên nhân tạo nên sự ngộ nhận đáng thương ấy!

    Di Linh



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.