Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89535902 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Cần “đại phẫu” kỳ thi vào lớp 10

    Ngày gửi bài: 22/07/2007
    Số lượt đọc: 3221

    Cuộc họp giải quyết cho 1.688 học sinh “rớt oan” lớp 10 giữa ngành giáo dục và lãnh đạo TPHCM đến hơn 20 giờ (ngày 19-7) mới kết thúc. Chưa năm nào, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 lại căng thẳng như năm nay

    Năm nay là năm đầu tiên Sở GD-ĐT TPHCM đổi phương thức xét tuyển từ 4 nguyện vọng thành 2 nguyện vọng. Kết quả là hơn 13.000 học sinh (HS) rớt cả 2 nguyện vọng. Điều đáng lưu ý, trong hơn 13.000 HS này, có 260 em đạt điểm thi vào lớp 10 từ 35 trở lên, hơn 1.700 em từ 30 điểm trở lên. Tại Hà Nội, tình hình tuyển sinh lớp 10 cũng căng thẳng không kém. Tại Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh, thậm chí nửa đêm nhiều phụ huynh còn phải xếp hàng đăng ký vào lớp 10 cho con. Đang “có vấn đề” Ông Phan Văn Thạnh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định - TPHCM, cho rằng chủ trương tổ chức thi tuyển vào lớp 10 của Sở GD-ĐT TP là chọn đúng đối tượng để vào lớp 10 công lập, song thực tế là có một bộ phận đông HS điểm thi cao nhưng không trúng vào trường công lập nào. Ông đề nghị nên xem lại để có phương án bảo đảm những HS này được học lớp 10 công lập. Ông Chu Xuân Thành, nguyên trưởng Phòng Trung học Sở GD-ĐT TP, phát biểu: Phương án tuyển sinh của sở rõ là đang “có vấn đề”. Ông Nguyễn Văn Ngai, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, giải thích: Do trường lớp hiện nay không thể đáp ứng hết nhu cầu HS vào học lớp 10 công lập nên phải tổ chức thi tuyển để chọn khoảng 80% HS. Tuy nhiên, ông Ngai cũng nhìn nhận một thực tế: Trong số 13.000 thí sinh rớt cả 2 nguyện vọng, có một bộ phận đạt điểm cao. “Đó là điều không ai mong muốn” - ông Ngai nói. Quy định tuyển sinh lớp 10 còn một “khuyết tật” khác: Điểm chuẩn của các trường có sự chênh lệch quá xa. Có trường lấy 40 điểm, nhưng cũng có trường chỉ lấy 13 điểm. Từ đó dẫn đến tình trạng có trường toàn HS khá giỏi nhưng cũng có trường toàn HS trung bình và yếu. Để những HS yếu học với nhau rõ ràng là phản khoa học về mặt sư phạm, khiến việc nâng cao chất lượng giáo dục của TP càng khó khăn hơn. Nên bỏ thi tuyển lớp 10 Năm nay, TPHCM có 61.135 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Không chỉ căng thẳng, kỳ thi này cũng khá tốn kém về công sức đầu tư và tiền của. TP phải tổ chức 2.548 phòng thi và huy động khoảng 7.500 giám thị. Về phía xã hội, mức độ tốn kém càng nhiều hơn. Hầu hết phụ huynh đều cho con em ôn luyện nhiều tháng trước kỳ thi vì tâm lý lo âu, hồi hộp. Theo thạc sĩ Mai Ngọc Luông, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý TPHCM, việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 không đánh giá chính xác trình độ HS. Ông giải thích việc đánh giá HS không phải chỉ thể hiện qua một kỳ thi mà phải suốt quá trình học từ lớp 6 đến lớp 9. Để chọn ra những HS vào lớp 10, TP phải tham khảo học bạ 4 năm THCS. Ông đề nghị: “Kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 nên tổ chức thật nghiêm túc, sau đó lấy kết quả này kết hợp với xét thành tích suốt 4 năm THCS để làm cơ sở tuyển vào lớp 10. Cách làm này sẽ góp phần đánh giá HS đúng hơn”. Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Thành cũng cho rằng HS thi vào lớp 10 chỉ 3 môn văn, toán và ngoại ngữ, dẫn đến học lệch. Mặt khác, cách tổ chức này chưa chắc đã chính xác vì trong đó đã ẩn chứa nhiều yếu tố may rủi. “Đã đến lúc sở nên cải tiến công tác tuyển sinh vào lớp 10” - ông Thành nói. Xung quanh việc cải tiến này, ông Trương Song Đức, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP, đề nghị: Về lâu dài, TP phải tập trung xây thêm trường. Một khi trường học đủ rồi thì việc tuyển sinh lớp 10 không còn căng thẳng nữa. Các huyện ngoại thành như Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ đến nay cơ bản đã đủ chỗ học nên chỉ xét theo học bạ mà không phải thi, hết sức nhẹ nhàng. Việc đăng ký nguyện vọng trước hay sau khi có điểm thi lớp 10 sẽ không còn có ý nghĩa. Lúc đủ trường rồi thì quận, huyện nào tuyển theo quận, huyện đó; số HS khá, giỏi, trung bình được phân bố đều cho mỗi trường, tạo thuận lợi cho ngành giáo dục làm tốt việc nâng cao chất lượng của mình. GS-TS Dương Thiệu Tống: Thi cử sẽ làm gia tăng 3 “chạy” Kiểm tra năng lực, trình độ HS phải được tiến hành một cách liên tục chứ không phải đợi đến cuối cấp. Tổ chức thi chắc chắn sẽ phát sinh tình trạng luyện thi, mà luyện thi vốn đã là chuyện mà ngành GD-ĐT chưa giải quyết nổi. Bây giờ, nếu tổ chức thi vào lớp 10 thì tình trạng học trò chạy đua luyện thi, chuyện chạy điểm, chạy trường sẽ gia tăng đến mức nào? Nếu như thi vào lớp 10 là vì chúng ta không đủ trường lớp thì xã hội cũng thông cảm khó khăn của ngành. Thế nhưng, nếu thi là để sàng lọc HS vào hệ công lập thì lại càng không nên. Ai học ngoài công lập? Đa phần là HS nghèo sẽ không có điều kiện, sẽ làm mất đi cơ hội học tập của các em. Trong khi đó, giáo dục lại là một quá trình học liên tục, không nên phân chia ra nhiều cấp. Tôi mong muốn bậc tiểu học mở luôn cấp 2, rồi dần đến cấp 3, để HS học xong một cấp sẽ học tiếp lên cấp trên mà không phải qua thi chuyển cấp, chuyển trường. Nguồn: http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/196312.asp

    Quang Ân (Theo nld.com.vn)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.