Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89513348 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục quốc tế nhìn từ TPHCM Để không đánh mất vai trò chủ đạo ngay trên đất nước mình

    Ngày gửi bài: 11/07/2007
    Số lượt đọc: 2955

    Tác giả: TS HUỲNH CÔNG MINH (Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM)

    TPHCM có quy mô phát triển giáo dục và đào tạo/b (GD-ĐT) tương đối lớn (trên 1.500 đơn vị trường học với gần 1,5 triệu học sinh (HS) và 70.000 giáo viên (GV). Trong đó, hiện có gần 30 đơn vị có yếu tố nước ngoài mà xã hội thường gọi là trường quốc tế (QT).

    So với quy mô chung trong hệ thống GD quốc dân ở TPHCM, số lượng các trường QT hiện chưa nhiều. Có thể phân các trường QT hiện nay thành 3 dạng cơ bản:
    -Trường do nước ngoài đầu tư, đào tạo theo chương trình (CT) nước ngoài; tiêu biểu như trường International School HCM City ở quận 2 và các trường thuộc lãnh sự quán các nước. Chủ yếu dạy cho con em người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại TPHCM. Học phí 10.000-14.000 USD/năm.

    - Trường do nước ngoài đầu tư, đào tạo theo CT VN; tiêu biểu như Trường Horizon School ở quận 1. Các trường thuộc loại hình này, bên cạnh việc thực hiện CTGD phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành, còn tổ chức dạy học cả ngày cho HS theo phương pháp dạy học QT. Về nội dung dạy học, tăng cường môn tin học, ngoại ngữ và các môn năng khiếu nhạc, họa, thể dục thể thao. Học phí trung bình 5-6 triệu đồng/tháng.

    - Trường do trong nước đầu tư, đào tạo song ngữ, một buổi học CT VN, một buổi học CT được thiết kế theo khung chuẩn nước ngoài. Tiêu biểu như Trường chuẩn quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific College - APC). Học phí từ 220-350 USD/tháng. Hoặc một số trường dạy CT VN và có tăng cường một số môn học bằng tiếng Anh. Học phí trung bình 100-220 USD/tháng.

    Trường quốc tế - tăng cường đầu tư, du nhập phương pháp tiên tiến

    Với thời gian hoạt động chưa nhiều (phổ biến là 1-2 năm; trừ một vài trường hoạt động trên 10 năm), có thể đúc kết một số nhận định cơ bản về các trường QT như sau:

    Mặt tốt đạt được là, tuy mới chiếm một tỷ lệ còn khiêm tốn trong hệ thống GD-ĐT của TP, nhưng các trường QT đã góp phần tăng cường đầu tư cho GD, tăng thêm điều kiện học tập cho con em nhân dân. Điều đáng nói là các trường này đã đi đầu du nhập phương pháp dạy học tiên tiến.
    Tuy GD-ĐT trong nước đang tích cực thực hiện đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội, trong đó vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là hàng đầu- nhưng trên thực tế, chỉ khi có sự xuất hiện của hệ thống trường QT thì phương thức đào tạo hiện đại mới thật sự được thể hiện tại VN.
    Mặt khác, các trường QT đã thúc đẩy, tạo xu thế cạnh tranh để phát triển GD. Từ đó, phương pháp dạy học tiên tiến được phổ biến dần trong các trường VN, thúc đẩy các trường VN thi đua thực hiện hiện đại hóa nhà trường, tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân và xã hội.

    Bên cạnh những mặt tốt đạt được khá cơ bản, các trường QT còn gặp một số khó khăn:

    - Về mặt quản lý, cơ chế phối hợp từ khâu cấp phép đến khâu quản lý điều hành thiếu đồng bộ. Còn tình trạng cơ quan nầy cấp phép, cơ quan kia quản lý nên khó có điều kiện thực hiện chặt chẽ.

    - Chất lượng đào tạo của các trường QT hiện nay chưa đồng đều. Một số trường yếu kém lợi dụng danh nghĩa QT để thu lợi thông qua các hình thức quảng cáo thiếu thực chất (thường thể hiện ở ba khía cạnh cơ bản: cơ sở vật chất chật hẹp, tạm bợ, thiếu ổn định. Lực lượng sư phạm vá víu, chất lượng giảng dạy kém - dù GV là người nước ngoài. Về quản lý, chưa am hiểu tốt về sư phạm để tổ chức điều hành một cách căn cơ, có hệ thống, mà thường điều hành nhà trường như một cơ sở kinh doanh).

    Chủ động hội nhập

    Trước tình hình này Sở GD-ĐT đã kiến nghị Trung ương nhanh chóng củng cố hệ thống quản lý các trường QT với cơ chế phù hợp, khoa học và hiệu quả, đồng thời tích cực ủng hộ những mô hình GD hiện đại trong nước đang nỗ lực vươn lên ngang tầm để chủ động hội nhập.

    Hội nhập QT là thời cơ và thách thức đối với mọi ngành nghề. Với GD-ĐT, trước hết, cần nắm vững định hướng GD quốc tế, xác định lộ trình hội nhập với những bước đi vững chắc. Đó là xây dựng một nền GD có khả năng đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập QT và phát triển đất nước. Với định hướng đó, ta phải có những nhà trường tổ chức đào tạo theo phương thức QT, đặc biệt là đào tạo con người hiện đại theo phong cách Việt Nam.

    GD thế giới ở thế kỷ 21 đang theo đuổi 4 mục tiêu cơ bản là tổ chức học để biết, để làm, để chung sống và để hoàn thiện mình. Về tri thức, HS phải đảm bảo được 6 bậc thang trong quá trình học tập: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Những mục tiêu và yêu cầu của GD thế giới khá gần gũi với chúng ta. Cần xác định rõ mô hình nhà trường mà ta phải xây dựng. Đó là tổ chức lớp ít HS. HS được học tập và hoạt động cả ngày trong trường, được tổ chức học lý thuyết kết hợp hài hòa với thực hành vận dụng.
    Phương pháp dạy của GV phải chuyển mạnh từ áp đặt một chiều với số đông HS sang phương pháp dạy học cá thể; xây dựng mối quan hệ dạy-học là quan hệ hợp tác giữa thầy và trò. Đặc biệt là trân trọng và phát huy được năng khiếu của từng HS.

    Trên cơ sở phân tích những đặc điểm cơ bản của GD quốc tế như trên, TPHCM đã xây dựng thành công bước đầu mô hình Trường THPT Lê Quý Đôn và đang mở rộng toàn ngành từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở (năm học tới tiếp tục triển khai ở Trường Nguyễn Du, quận 1). Đây là mô hình nhà trường đổi mới ngang tầm để chủ động hội nhập, nhằm không để nhà trường VN tự đánh mất vai trò chủ đạo trong hệ thống GD quốc dân ngay trên đất nước mình…
    Nguồn: http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2007/6/106625/

    TS HUỲNH CÔNG MINH



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.