Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89508718 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    HS trượt tốt nghiệp sẽ được học lại lớp 12

    Ngày gửi bài: 29/06/2007
    Số lượt đọc: 2676

    "Nếu trượt tốt nghiệp THPT lần 2 thí sinh có thể: phải học lại lớp 12, chuyển sang học bổ túc hoặc các trường ôn tập để các em đăng ký thi lại tốt nghiệp năm sau như một thí sinh tự do". Đây là ba phương án đối với thí sinh trượt tốt nghiệp đợt 1,
    Phó Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Trần Bá Giao: 3 phương án

    Bộ GD - ĐT đang xem xét 3 phương án xử lý đối với những trường hợp thí sinh thi trượt tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2007 cả trong lần thi thứ nhất (thi các ngày 30, 31/5 và 1/6) và thứ 2 tổ chức (sẽ tổ chức vào ngày 18, 19 và 20/8) như sau:
    Phương án thứ nhất, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ phải tiếp tục sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT và Điều lệ trường THPT để thí sinh được học lại lớp 12.
    Tuy nhiên, phương án này sẽ phải đối mặt với tình trạng quá tải học sinh lớp 12 ở các tỉnh, thành phố có tỷ lệ thí sinh trượt tốt nghiệp 2007 lớn trong khi cơ sở vật chất, trường lớp chỉ có giới hạn nhất định.
    Phương án 2, dự kiến Bộ GD-ĐT sẽ cho phép số học sinh này chuyển sang học bổ túc.
    Phương án 3 là các trường sẽ tổ chức ôn tập cho học sinh những môn học yếu kém như một hình thức học thêm bộ môn để sang năm các em tham gia thi lại kỳ thi tốt nghiệp THPT như một thí sinh tự do.
    Cùng ngày, Thứ trưởng Bành Tiến Long khẳng định, dù kỳ thi tốt nghiệp lần 2 có cho kết quả thế nào thì cũng phải chấp nhận. Kỳ thi lần 2 được tổ chức như lần 1. Kết quả tốt nghiệp cao hay thấp sẽ phản ánh đúng thực chất chất lượng giáo dục.
    Tính đến ngày 29/6, thống kê chưa đầy đủ về tỷ lệ thí sinh trượt tốt nghiệp ở 40 tỉnh, thành phố cho thấy có trên 45.000 thí sinh có tổng điểm thi tốt nghiệp từ 27 trở lên, chiếm tỷ lệ trên 18% so với tổng số thí sinh trượt tốt nghiệp đợt 1. Đây là những thí sinh được kỳ vọng sẽ đỗ tốt nghiệp trong lần thi thứ 2.
    Ông Nguyễn Sỹ Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học: Nhận thức của phụ huynh và HS chưa rõ ràng
    Ở Tuyên Quang đã có 26/28 trường tổ chức cho HS ôn tập, 2 trường còn lại HS chưa đến.
    Nguyên do HS không đến trường học ôn cũng có thể kể ra một số điểm sau: Thứ nhất, những HS chưa chịu đến trường ôn tập là do nhận thức của phụ huynh và HS chưa rõ ràng. Thứ hai là do chính HS đó điểm thi quá thấp. Thứ ba, một số gia đình có điều kiện, không cho HS đến trường học ôn mà mời gia sư về dạy cho con em họ. Và thứ tư là công tác tuyên truyền ở một số trường chưa được tốt. Nhưng cũng phải tính đến một bộ phận không nhỏ HS có điều kiện, hoàn cảnh gia đình, những yếu tố tác động nên thí sinh không tham gia thi tiếp
    Các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái có tỷ lệ trượt tốt nghiệp cao và số thí sinh đến tham gia ôn tập hiện giờ cũng chỉ chiếm khoảng 50-60%.
    Ông Lê Tiến Hưng, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An: Nhiều học sinh bỏ thi đi làm



    Ở Nghệ An, số thí sinh phải thi lại tốt nghiệp khoảng hơn 20 nghìn em. Tuy nhiên, nhiều HS thất vọng, sợ thi sẽ không đậu nên không đi học ôn và thi lại lần 2. Thậm chí, nhiều HS đã bỏ đi làm.
    Ngay từ ngày 20/6, khi chưa có chủ trương của Bộ, Nghệ An đã tập trung HS để ôn tập, nhưng số HS đến trường không nhiều. Trường THPT của huyện Tương Dương, thầy cứ đến trường chờ trò. Đây là trường có tỷ lệ đỗ trên 7% với tổng số khoảng 400 HS. Với những trường hợp này, Nghệ An chưa có giải pháp nào cả.
    Hơn nữa, với chế độ bồi dưỡng kinh phí theo hướng dẫn của Bộ là 30.000 đồng/tiết/50 em 1 lớp, cộng thêm thời tiết miền Trung trong những tháng hè, việc vận động giáo viên cũng khá khó khăn. Nhiều trường miền núi chỉ có khoảng 20-30 em, nằm rải rác các nơi, không thể gom lại, Bộ cũng nên có hướng dẫn riêng.
    Tới đây, Sở sẽ có công văn xuống các trường, để huy động học trò đến trường nhiều nhất. Đồng thời, nhà trường cũng vận động giáo viên, thương học trò để nhiệt tình giảng dạy với tâm huyết cao nhất.
    Ông Đỗ Thế Hùng, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hải Phòng: Áp sát gia đình tư vấn trực tiếp
    Có thể một số HS thiếu niềm tin, không đăng ký dự thi vòng 2. Về phía lãnh đạo Sở, chỉ đạo các trường, các trung tâm GDTX cần vận động, áp sát tất cả gia đình các em, gặp trực tiếp và tư vấn, phân tích để HS đến trường.
    Khó vận động nhất là những em nếu có học thêm 8 tuần, cũng không dễ thay đổi được kết quả thi tốt nghiệp. Hiện nay, chúng tôi đang chờ các trường tổng hợp số liệu. Nhiều nơi, số lượng cũng không đủ nên phải ghép trường, ghép trung tâm để tổ chức các lớp ôn thi.
    Ông Hoàng Sỹ Phương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Ninh: Chưa thấy các trường phản hồi HS bỏ thi
    Đến nay, Sở chưa thấy các trường phản hồi về vấn đề HS trượt không đến ôn tập. Nhưng tôi dự đoán cũng có khả năng xảy ra hiện tượng những HS cảm thấy dù có học thêm 2 tháng hè cũng khó có khả năng đỗ sẽ không tham gia học và thi tốt nghiệp lần 2. Chủ trương của Sở là 29/6 sẽ chấm phúc khảo và lúc đó ai trượt, ai đỗ sẽ rõ ràng. HS trượt sẽ có hướng dẫn ôn tập.
    Theo hướng dẫn của Bộ, 2/8 mới hết hạn đăng ký thi tốt nghiệp lần 2. Do đó, tỉnh sẽ tuyên truyền để HS hiểu là công lao 12 năm phải cố gắng kiếm cơ hội để có được tấm bằng tốt nghiệp. Tính toán vì có những HS thiếu ít điểm thì cần phải nỗ lực ôn tập để đạt được kết quả tốt. Hiện nay, khi tuyển dụng, các khu công nghiệp đều đòi hỏi yêu cầu phải có bằng tốt nghiệp.
    Ông Đoàn Phương Thanh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam:
    Nhìn chung, tại Hà Nam những thí sinh trượt tốt nghiệp mà không đăng ký ôn thi lần 2 không nhiều. Những trường hợp này, nhà trường sẽ xuống phổ biến rõ ràng để các em tập trung học ôn cho tốt. Với quan điểm là lần 2 cũng sẽ làm nghiêm túc như lần 1 từ đề thi đến chỉ đạo. Không làm dễ và "vét".
    Bảo Anh - Kiều Oanh (thực hiện)

    Thí sinh trượt tốt nghiệp muốn bỏ thi lần 2


    Nguồn: http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/06/711315/
    Bản tin của Trường THPT Ngô Gia Tự (Bắc Ninh) nêu rõ hạn chót đăng kí ôn thi tốt nghiệp lần 2 là ngày 26/6. Tuy nhiên, đến ngày này, chỉ có 80 em đăng ký trong số 225 em trượt.
    Tỷ lệ học sinh đăng kí thi lại thấp. Thời điểm nghỉ hè, nhiều giáo viên tham gia các khoá học bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn; đón HS lớp 10 nhập học. Số lượng thầy cô không tăng mà việc thì chất chồng.
    Đây là những khó khăn mà các trường phải đối mặt ở "học kỳ 3" đặc biệt năm học này - gần 2 tháng ôn tập hè cho HS trượt tốt nghiệp.
    Trường chờ học sinh



    Mặc dù đã thông báo hạn cuối đăng kí ôn thi tốt nghiệp lần 2 là ngày 30/6, nhưng Trường THPT Mĩ Đức B, huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, đến lúc này còn thiếu gần 200 em trong danh sách.
    Kỳ thi tốt nghiệp, trường có 1.024 em tham gia. Trong đó, có tới 712 em thi trượt.
    Hiệu trưởng Dương Văn Hướng cho biết, trường sẽ tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở các em đăng kí kịp thời để xếp lịch học.
    Cùng chung tình trạng với Trường THPT Mĩ Đức B là Trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
    Trong số 225/462 HS trượt, mới chỉ có 80 em đăng kí thi lần 2. Trên bản tin của nhà trường, hạn cuối đăng kí ghi rõ là ngày 26/6. Tuy nhiên, đến ngày chót, số HS chưa đến đăng kí vẫn là 145 em.
    Thầy Trần Ngọc Văn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chúng tôi giới hạn lịch đăng kí thi đến 26/6 để còn kịp thời sắp xếp lịch học. Nhưng ít như thế này, sẽ nới thêm đến 30/6 rồi chốt sổ”.
    Ghi nhận của Thông tấn xã Việt Nam tại Tuyên Quang cho thấy, ở Trường THPT Ỷ La, thị xã Tuyên Quang, trong số hơn 300 thí sinh trượt, đã có vài chục em không đến trường ôn lại kiến thức.
    Trường THPT Yên Hoa (Na Hang), nơi có tỷ lệ học tốt nghiệp trong lần thi đầu tiên thấp nhất toàn tỉnh, đến ngày 18/6 cũng mới có 27 em đăng ký thi lần hai. Ông Ma Xuân Quang, Hiệu trưởng trường THPT Xuân Vân (Sơn Dương) băn khoăn vì số HS đăng ký học ôn rất ít
    "Hầu như các em không cho kỳ thi thứ hai là cơ hội nên các em và gia đình cũng ít quan tâm đến việc ôn tập...", ông Quang dự đoán.
    Trường THPT Đan Phượng, Hà Tây, chỉ có 89 em phải thi lần 2. Nhưng theo Hiệu trưởng Nguyễn Tự Lực, tính tới ngày 27/6, số lượng HS đăng kí thi lại là 67 em. Các em còn lại đều đã nhận được thông báo nhưng không biết vì lí do gì mà chưa đến đăng kí đầy đủ. Vì vậy, nhà trường luôn trong tình trạng “chờ” HS để lên lịch học và dạy.
    Theo thầy Văn, số lượng đăng kí thi lần 2 ít vì các em còn chưa ổn định tâm lí sau khi biết kết quả thi lần 1. Mặt khác, nhiều em đạt điểm thi rất thấp có tâm lý tự ti.
    "Cách duy nhất mà nhà trường có thể làm bây giờ là động viên tinh thần, giúp các em lấy lại bình tĩnh, tự tin và cố gắng không bỏ cuộc", thầy Văn nói.
    Giáo viên: Người không tăng, việc nhiều lên

    Đây là thời điểm nghỉ hè, nhiều giáo viên tham gia các khoá học bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn. Bên cạnh đó, việc nhập học của HS lớp 10 khoá mới cũng gây nhiều áp lực.
    Trong vòng 1 tháng, các thầy cô vừa phải tổ chức dạy ôn thi, coi thi, chấm thi vừa phải nhập học cho học sinh lớp 10. Khối lượng công việc lớn làm nhiều thầy cô không còn thời gian nghỉ ngơi.
    Hiệu trưởng Trường THPT Đan Phượng (Hà Tây) Nguyễn Tự Lực cho biết, trước tiên, sẽ huy động các giáo viên là Đảng viên, dạy lâu năm, có năng lực, thực sự tâm huyết và có kinh nghiệm.
    "Kiến thức các môn học là cả một hệ thống logic. Chỉ được ôn tập trong vòng 2 tháng, chắc chắn cách dạy của các thầy cô cũng như cách học của HS sẽ phải đổi mới rất nhiều", ông Lực nhận xét.
    Theo ông Văn, sau thi lần 1, những bài học rút ra là phải cho HS ôn những kiến thức cơ bản nhất, toàn diện nhất và đặc biệt chú trọng đến kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm vì các em còn rất lạ lẫm với hình thức thi này.
    Ông Dương Văn Hướng, Hiệu trưởng Trường THPT Mĩ Đức B thông tin: “Chúng tôi đã lên kế hoạch hoàn chỉnh về công tác giảng dạy. Tuy nhiên, khúc mắc lớn nhất vẫn là chế độ cho giáo viên. Chúng tôi chưa nhận được bất kì một công văn hướng dẫn cụ thể nào”.
    Để cân đối mâu thuẫn này, cách giải quyết của các trường vẫn là “đòn” tâm lý: “Nếu cứ ngồi chờ kinh phí thì chẳng lẽ bỏ dở việc học của học sinh? Đây là vấn đề trách nhiệm của người thầy”, ông Nguyễn Tự Lực khẳng định.
    Theo bà Nguyễn Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tây, các trường vẫn tổ chức ôn thi cho HS. Nguồn kinh phí phải chờ có công văn hướng dẫn cụ thể của Bộ và Sở GD-ĐT. Nguồn kinh phí này sẽ do Chính phủ hỗ trợ một phần. Riêng tỉnh Hà Tây sẽ bổ sung từ kinh phí dự phòng của tỉnh và sẽ chi trả cho giáo viên theo đúng chế độ dạy thừa giờ vì đây là thời điểm nghỉ hè”.
    Bồi dưỡng giáo viên: 200% thù lao bình thường
    Theo công văn ngày 20/6 Bộ GD&ĐT gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện kinh phí chi tổ chức ôn tập cho học sinh trượt tốt nghiệp THPT lần 1, mức bồi dưỡng cho giáo viên tham gia giảng dạy, ôn tập là 30.000 đồng/giờ, theo chế độ làm việc ban đêm, làm thêm giờ.
    Ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ các địa phương có khó khăn về kinh phí (hàng năm phải nhận trợ cấp từ Trung ương).
    Trao đổi với Tiền phong, ông Nguyễn Văn Ngữ - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết: Mức bồi dưỡng cho giáo viên tham gia giảng dạy ôn tập cho học sinh là 200% mức thù lao bình thường mà giáo viên đó được trả. Những địa phương nào phụ huynh có điều kiện thì có thể thu thêm tiền HS để bồi dưỡng cho giáo viên nếu xét thấy mức bồi dưỡng từ nguồn ngân sách của giáo viên chưa thỏa đáng.
    HS thi trượt tốt nghiệp THPT lần 1 năm nay sẽ được bồi dưỡng kiến thức trong vòng 8 tuần.
    Đỗ tốt nghiệp dưới 50%: Lãnh đạo Bộ GD-ĐT về làm việc

    Trong tuần này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng đã đến các tỉnh Hòa Bình (33%), Yên Bái (26,7%) và Tuyên Quang (tỉnh đỗ thấp nhất cả nước 14,2%).

    Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai đến tỉnh Bạc Liêu (46%). Thứ trưởng Bành Tiến Long đã vào làm việc với các tỉnh Nghệ An (44,9%) và Thanh Hóa (59,2%).

    Dự kiến, Bộ GD-ĐT sẽ có tiếp các buổi làm việc với Sơn La (24,4%), Điện Biên (46%), Lai Châu (48,4%), Hà Giang (31,8%), Bắc Kạn (20,2%).
    Cẩm Quyên
    Nguồn: http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/06/712263/

    School@net (Theo VietnamNet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.