Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (726 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (498 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (80 bài viết)
  • Sản phẩm mới (216 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (549 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (156 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (127 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (183 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (70 bài viết)
  • Cùng học (92 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (78 bài viết)
  • School@net 15 năm (154 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (124 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (363 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1210 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1037 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (275 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (180 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8223 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 89573450 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    ĐH tiên tiến ở VN: 5 lựa chọn và 1 đề xuất

    Ngày gửi bài: 25/06/2007
    Số lượt đọc: 2705

    - Để thực hiện được mục tiêu cải cách giáo dục và xây dựng những trường ĐH tiên tiến, vấn đề cốt yếu nhất bây giờ có lẽ chỉ còn là các nhà lãnh đạo đất nước và chính phủ phải thực sự nhận thức được tính cấp bách của nhu cầu cải cách. Trên cơ sở đó, hành động một cách nhanh chóng và quyết đoán để đánh thức được tiềm lực của “con rồng đang ngủ quên”.


    5 lựa chọn


    Yêu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương thành lập ít nhất một trường ĐH tiên tiến theo tiêu chuẩn thế giới. Câu hỏi đặt ra là: Việc xây dựng các trường ĐH hàng đầu của Việt Nam sẽ bắt đầu từ đâu?
    Lựa chọn thứ nhất: Nâng cao chất lượng của một số trường ĐH công lập hiện nay lên ngang tầm quốc tế
    Dường như đây hiện đang là lựa chọn của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, có lẽ việc nâng cấp này khó thành hiện thực trong một khoảng thời gian khả dĩ chấp nhận được. Kinh nghiệm quốc tế, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Đức... cho thấy việc cải cách các trường đại học thường mất nhiều năm.
    Đối với Việt Nam, có những lý do để lo ngại rằng quá trình cải cách này còn có thể mất nhiều thời gian hơn nữa vì xuất phát điểm của các trường đại học của ta còn rất thấp. Bên cạnh đó, các nhân tố mới của cải cách chắc chắn sẽ xung đột với quán tính, khung tư duy, phương thức quản trị cũ kỹ đã được hình thành hàng mấy chục năm.
    Vì vậy, sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể “hóa giải” được những tồn đọng của quá khứ, đảo ngược quán tính của tổ chức, và khắc phục tâm lý ngại thay đổi của các nhóm lợi ích hiện có. Đồng thời, các cấu trúc tổ chức mới cũng không thể bắt rễ chỉ qua một đêm.
    Lựa chọn thứ hai: Xây dựng một chương trình tiên tiến nằm trong một trường có sẵn
    Lựa chọn này cần phải được cân nhắc thật nghiêm túc, kẻo “tiền mất, tật mang” như bài học của trường Quốc tế thuộc trường ĐHQG TP.HCM. Nguyên nhân khiến trường này không đáp ứng được kỳ vọng của học sinh và cha mẹ họ thì có nhiều, song nguyên nhân cơ bản nhất có lẽ là họ không thực sự có quyền tự chủ và hệ thống quản trị đại học của trường còn nhiều yếu kém.
    Quỹ đào tạo chính sách công của Nhật Bản (Japan Fund for Public Policy Training – JFPPT) là ví dụ thứ hai. Quỹ này được chính thức thành lập vào tháng 3/2004 với một nguồn ngân sách rất lớn để trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp hỗ trợ các chương trình đào tạo những nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách trung và cao cấp cho Việt Nam. Đối tác chính về phía Việt Nam là trường ĐHQG Hà Nội. Sau gần một năm rưỡi tồn tại và sau khi chưa làm được điều gì đáng kể tương xứng với nguồn viện trợ khá lớn từ phía Nhật, văn phòng JFPPT tại Hà Nội đã phải lẳng lặng đóng cửa. Nguyên nhân, một lần nữa, cũng không phải do thiếu tiền mà có khi là ngược lại: vì có quá nhiều tiền trong khi đồng tiền lại không được sử dụng để phục vụ những mục tiêu đào tạo như đã tuyên bố và không được dẫn dắt bởi một hệ thống quản trị đúng đắn.
    Những trường hợp thất bại này cho chúng ta một số bài học. Đầu tiên, tài chính chỉ là một trong những điều kiện cần, và càng không phải là điều kiện đủ cho sự thành công của giáo dục ĐH ở Việt Nam. Điều mà các trường ĐH hiện nay của chúng ta thực sự thiếu là một “hệ điều hành” hiện đại và thích hợp. Hệ thống quản trị của những chương trình này đã không được thiết kế theo những chuẩn mực đã được thực tế chứng minh thành công ở nhiều nước. Thiếu hệ thống quản trị đại học tiên tiến thì dù có bơm tiền vào cũng chỉ lãng phí mà thôi.
    Lựa chọn thứ ba: Nhà nước đứng ra thành lập một trường ĐH hoàn toàn mới
    Trách nhiệm thực hiện phương án này đã từng được giao cho Tổ công tác đặc biệt do nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chỉ định. Nguồn gốc của ý tưởng này xuất phát từ lời đề nghị của Thủ tướng Phan Văn Khải đề nghị ĐH Harvard cùng một nhóm trường ĐH tinh hoa của Mỹ giúp Việt Nam xây dựng một trường ĐH đẳng cấp quốc tế.
    Mặc dù sáng kiến này của Thủ tướng được hoan nghênh một cách nồng nhiệt từ cả hai phía Việt Nam và Mỹ, nhưng cho đến nay - tức là đúng hai năm sau lời đề nghị của Thủ tướng – phía Harvard và các trường ĐH của Mỹ không hề nhận được một thông tin nào từ phía chính phủ Việt Nam về dự án này; đồng thời trên thực tế, Tổ công tác đặc biệt kể trên cũng đã không còn hoạt động nữa.
    Sự thất bại này, một lần nữa, có nguyên nhân từ sự thiếu cam kết thực sự từ phía chính phủ đối với sự nghiệp cải cách giáo dục, đồng thời từ những nguyên nhân có tính thể chế, đặc biệt là từ quy trình ra quyết định đòi hỏi một sự đồng thuận gần như tuyệt đối.
    Thất bại này cũng là một bằng chứng cho thấy sức chống đối mạnh mẽ của những lực cản bảo thủ hiện đang còn thống trị trong hệ thống các trường đại học công lập hiện nay.
    Lựa chọn thứ tư: Sự đầu tư của các trường có tiếng của nước ngoài
    RMIT là một trường như thế. Tuy nhiên, đặc điểm của những trường này là thường chỉ tập trung vào một số chuyên ngành đào tạo “nóng” của thị trường, hơn nữa học phí cao và do vậy chỉ giành cho một nhóm nhỏ SV con nhà giàu. Ví dụ như sau 6 năm hoạt động ở Việt Nam thì cho đến nay, RMIT mới chỉ đào tạo cử nhân khoa học ứng dụng (công nghệ thông tin), kinh doanh (tiếp thị và kế toán.) Năm 2005, trường bổ sung thêm hai chuyên ngành mới, đó là thương mại và thiết kế.
    Tương tự như vậy, các chương trình đào tạo quốc tế khác (trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc ĐH Harvard, trường ĐH Hawaii, hay Trường Khoa học Xã hội Hague v.v.) đến Việt Nam chỉ hướng vào một hay một vài chuyên ngành nhất định, và điều này có nghĩa là việc xây dựng các trường ĐH thực thụ dường như không phải là mối quan tâm chính của họ, ít nhất là trong trung hạn.
    Lựa chọn thứ năm: Trường ĐH tư thục VN sẽ dần dần tự nâng cấp mình lên để trở thành một trường ĐH hàng đầu
    Mặc dù đây là một khả năng hoàn toàn hiện thực, nhưng phương án này có một số nhược điểm.
    Các trường tư thục hiện nay của Việt Nam thiếu một nền tảng về cả vốn con người và vốn vật chất. Nguyên nhân của tình trạng này không phải chỉ xuất phát từ các điều kiện chủ quan của các trường, mà quan trọng hơn, có nguyên nhân trực tiếp từ quy chế tổ chức và hoạt động của các trường đại học tư thục do nhà nước ban hành. Trong khi quy chế này chưa chắc đã giúp Bộ GD-ĐT thực hiện chức năng quản lý giáo dục đại học được tốt hơn, thì một điều chắc chắn là nó sẽ đẩy các trường tư thục trở thành các đơn vị kinh doanh nếu chúng muốn tồn tại - một điều mà có lẽ bản thân các trường, và hẳn nhiên là xã hội không thực sự mong muốn.
    Thêm vào đó, với nguồn nhân tực và tài lực như hiện nay, sẽ mất một thời gian rất dài để các trường tư thục hiện tại có thể trở thành những trường đại học hàng đầu.
    Từ những phân tích nêu trên, có lẽ việc xây dựng những trường ĐH hàng đầu ở Việt Nam sẽ phải là kết quả của sự hợp tác giữa hai bộ phận tinh hoa, tiên tiến nhất của dân tộc: Những trí thức dấn thân và những doanh nhân có trách nhiệm với cộng đồng.
    Yêu cầu cấp bách
    Để đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, để nâng cao vị thế quốc tế và năng lực cạnh tranh quốc gia, để hướng tới một nền kinh tế tri thức, để xóa đói giảm nghèo và đạt được mục tiêu thiên niên kỷ, để đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, việc cho ra đời một trường ĐH tiên tiến là công việc tối cần thiết và cấp bách.
    Tuy nhiên, sẽ là thái quá nếu như các trường ĐH hiện có không được quan tâm đúng mức. Ngược lại, những trường này cũng phải được cải cách để tạo nên một hệ sinh thái lành mạnh hơn cho giáo dục đại học Việt Nam.
    Hoài bão và mong mỏi của bao thế hệ thầy và trò của đất nước, khát vọng vươn lên qua con đường mở mang tri thức và hội nhập kinh tế của một dân tộc, tiềm năng to lớn chưa được khai thác của Việt Nam khiến chúng ta tin tưởng rằng việc cải cách giáo dục ĐH Việt Nam có đủ tiềm lực để thành công.
    Tuy nhiên, từ tiềm năng của đất nước đến hiện thực, từ thiện chí của các trường đại học nước ngoài đến một chương trình hành động có tính khả thi còn phải trải qua những quãng đường không hề bằng phẳng.
    Để thực hiện được mục tiêu cải cách giáo dục và xây dựng những trường đại học tiên tiến, vấn đề cốt yếu nhất bây giờ có lẽ chỉ còn là các nhà lãnh đạo đất nước và chính phủ phải thực sự nhận thức được tính cấp bách của nhu cầu cải cách, trên cơ sở đó hành động một cách nhanh chóng và quyết đoán để đánh thức được tiềm lực của “con rồng đang ngủ quên”. Cơ hội không chờ, lịch sử không đợi những dân tộc thiếu quyết đoán, thiếu bản lĩnh tự tin vươn lên chiến thắng chính mình.
    Nguồn: http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/06/709599/

    Vũ Thành Tự Anh (Theo VietnamNet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.